Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Xét Nghiệm Huyết Thống

XÉT NGHIỆM ANH-EM TRAI CÙNG BỐ

Nhiễm sắc thể Y được truyền từ cha cho con trai và có một tỉ lệ đột biến rất thấp, do đó nó vẫn giữ nguyên qua nhiều thế hệ.
Phân tích này tập trung vào ADN của nhiễm sắc thể Y, Với 2 Anh-Em trai có cùng một người bố sinh học thì kết quả so sánh 16 locus trên nhiễm sắc thể Y là giống nhau.

XÁC ĐỊNH QUAN HỆ CHA CON, MẸ CON

Theo nguyên tắc di truyền mỗi người chỉ có một hệ gen, một nửa di truyền từ cha và một nửa di truyền từ mẹ, dựa trên nguyên tắc đó trung tâm xét nghiệm ADN sau khi phân tích 16 locus gen của người cha cùng với 16 locus gen của người con so sánh đưa ra kết luận quan hệ cha-con.

XÁC ĐỊNH QUAN HỆ ÔNG CHÁU

Ông nội muốn xét nghiệm với cháu trai mà không muốn hoặc không thể thu mẫu cha đứa bé, vậy phải làm sao?
Theo di truyền học, những người trong dòng họ nội đều di truyền nhiễm sắc thể Y (ông nội, cha, chú, bác, cháu trai…). Vì vậy bằng cách so sánh 16 locus gen trên nhiễm sắc thể Y các chuyên gia xét nghiệm sẽ kết luận được mối quan hệ: ông -cháu, chú-cháu, bác - cháu…với độ chính xác 100%.Nguyên tắc so sánh 16 locus trên nhiễm sắc thể Y:
- Trùng nhau hoàn toàn 16 locus trên nhiễm sắc thể Y kết luận có quan hệ huyết thống theo dòng nội (Ông nội-Cháu trai).
- Sai từ 2 trên tổng 16 locus > không có quan hệ huyết thống theo dòng nội.

XÁC ĐỊNH QUAN HỆ BÀ NỘI VÀ CHÁU GÁI

Muốn biết cháu gái có phải người trong dòng họ nội với sự vắng mặt người cha, vậy phải làm sao?
Theo nguyên tắc di truyền, bà nội sẽ di truyền cho cha nhiễm sắc thể X, cha sẽ di truyền cho con gái. Vì vậy bằng cách so sánh 16 locus gen trên nhiễm sắc thể X giữa Bà nội với Cháu gái các chuyên gia sinh học đã khẳng định được mối quan hệ Bà-Cháu với độ chính xác 100%.
Nguyên tắc so sánh 16 locus trên nhiễm sắc thể X:
- Người cháu cho nhận tất cả 16 locus với bà > kết luận có quan hệ huyết thống theo dòng nội (Bà Nội-Cháu gái).
- Sai từ 2 trên tổng 16 locus > không có quan hệ huyết thống theo dòng nội.

XÁC ĐỊNH QUAN HỆ HỌ HÀNG

Phân Tích NST Y: Chú, Bác,Cháu Trai

Những người trong dòng họ nội đều di truyền nhiễm sắc thể Y (ông nội, cha, chú, bác, cháu trai…). Vì vậy bằng cách so sánh 16 locus gen trên nhiễm sắc thể Y các chuyên gia xét nghiệm sẽ kết luận được mối quan hệ: ông -cháu, chú-cháu, bác-cháu…với độ chính xác 100%.

Xét Nghiệm ADN Hài Cốt


Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, sự mất mát và đau thương là vô cùng lớn. Chiến tranh qua đi để lại hàng trăm nghìn ngôi mộ liệt sỹ vô danh. Để khắc phục vấn đề này và giúp các thân nhân tìm lại chính xác phần mộ của các liệt sỹ, Trung Tâm Xét Nghiệm ADN đã triển khai dịch vụ giám đinh hài cốt liệt sỹ thông qua phân tích ADN TY THỂ góp phần tìm thân nhân cho các mộ liệt sỹ vô danh.

CƠ SỞ KHOA HỌC

Trong một tế bào người luôn tồn tại song song hai hệ ADN, hệ gen nhân và hệ gen ty thể. Vì có cấu trúc dạng vòng nên ADN ty thể tồn tại bền vững hơn và được bảo toàn tốt trong răng và xương.
ADN ty thể có giá trị trong Khoa học hình sự và giám định hài cốt vì chỉ cần một lượng mẫu rất ít thậm chí hầu hết đã bị biến tính, hư hỏng do điều kiện môi trường vẫn có thể tách chiết được ADN ty thể và nhân bội đạt kết quả phục vụ giám định. Chính vì vậy trong các trường hợp mà mẫu giám định là xương, răng, tóc không còn gốc…vv chỉ có thể giải quyết được bằng giám định.
ADN ty thể.ADN ty thể di truyền theo dòng ngoại (bà ngoại, dì, mẹ, các cháu gái…).

HƯỚNG DẪN THU MẪU

Mẫu hài cốt:
Thứ tự ưu tiên lấy mẫu như sau:
- Lấy 3 – 5 răng còn nguyên vẹn của bộ hài cốt (ưu tiên răng hàm).
- Trong trường hợp không còn mẫu răng nào, lấy các mẫu xương còn sót lại của bộ hài cốt như xương đùi, cánh tay, bả vai… có kích thước khoảng 3x3cm. Tốt nhất nên lấy các mảnh xương còn mới, nguyên vẹn và cứng chắc (bấm móng tay vào không bị mủn, không bị bể).
Sau khi nhận kết quả giám định, thân nhân sẽ nhận lại mẫu xương răng còn lại, cả mẫu xương răng sau khi giám định.
Mẫu đối chứng:
Thu mẫu những người bên dòng họ ngoại:
- Trực hệ: mẹ, anh chị em ruột với liệt sỹ
- Không trực hệ: bà ngoại, dì, cậu, các con của dì
- Thu các loại mẫu: máu, niêm mạc miệng, tóc, móng…

QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ADN

- Tách chiết ADN từ 2 mẫu liệt sỹ và đối chứng do thân nhân cung cấp.
- Thực hiện phản ứng khuyếch đại ADN của hệ gen ti thể với máy PCR 9700.
- Giải trình tự các đoạn gen thu được trên máy giải trình tự tự động 3100 Genetic Analyzer.
- Sử dụng phần mềm phân tích so sánh với các trình tự gen thu được với nhau và với trình tự chuẩn Anderson trên ngân hàng quốc tế.






























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét