Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Những câu đối bất hủ trong văn học sử nước nhà

Giai thoại Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Tàu
          Mạc Đĩnh Chi (1280-1346) người thấp bé, được xem là người có dị tướng lúc bấy giờ nhưng nỗi tiếng thông minh tuyệt thế, thi đỗ Trạng nguyên thời vua Trần Anh Tông. Khi đi sứ Trung quốc, ông đã dùng tài năng và trí thông minh của mình làm cho vua quan dân triều đình nhà Nguyên phải thán phục, vua Nguyên phong cho ông là Lưỡng quốc trạng nguyên
          Quá trình ứng đối của ông Mạc Đĩnh Chi lưu lại trong VHS Việt nam  hai cặp đối tuyệt hay :
    Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan
    Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối

m 1308 Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyêndo trời mưa làm trở ngại đường đi nên đến cửa khẩu sai hẹn, quân canh gác đóng cửa buộc phải chờ sáng hôm sau mới được qua ải. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thử thách sứ bộ Đại Việt nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối có nội dung như sau:
Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan
(nghĩa là: Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua ải) , vế đối có 3 chữ quá và 4 chữ quan
Mạc Đĩnh Chi bèn đối lại ngay :
Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối
(nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời Tiên sinh đối trước).
Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, đúng với yêu cầu câu đối của viên quan ấy. Viên quan canh cửa phải bái phục tài đối của ông và liền mở cửa để đoàn sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua ải
    Nhật: hỏa; vân: yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ.
    Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô.

Tới kinh đô, Mạc Đĩnh Chi được mời tiếp kiến vua Nguyên. Vua Nguyên đọc một câu đối đòi ông phải đối lại
Nhật: hỏa; vân: yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thố.
(nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng).
Mạc Đĩnh Chi hiểu rõ dụng ý điệu võ dương oai của 1 ông vua nước lớn (chắc trong lòng còn có nỗi ấm ức vì cha ông nhà Nguyên đã thua trận tại Đại Việt đến 3 lần) nên mới chuẩn bị câu đối này hòng cho dân Việt biết nhà Nguyên sẵn sàng đè bẹp, đốt cháy nước ta. Nào ngờ Mạc Đĩnh Chi ứng khẩu đọc ngay :
Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô.
(nghĩa là: Trăng là cung, sao là tên; chiều tối bắn rơi mặt trời).
Quả là độc chiêu . Vế đối rất chuẩn. Ngoài tính nghệ thuật của câu đối còn tỏ rõ ý chí kiên cường bất khuất, khí khái hào hùng của dân Việt sẵn sàng đánh bại kẻ thù (ngầm ý sẽ cho ông biết tay nếu ông qua đánh nước tôi lần 4. Hihi)  Vua Nguyên tưởng đốt được vầng trăng bằng khói lửa, nhưng Đại Việt đã dùng trăng sao bắn rơi mặt trời , còn đâu mà đốt nữa hỡi ông mặt trời
Một bài thơ tuyệt tác : Được biết lần thứ hai đi sứ sang Tàu đúng vào dịp người hậu phi của vua Nguyên mất. Lúc tế lễ, người Nguyên đưa cho ông bài điếu văn viết sẵn, bảo đọc. Khi Mạc Đĩnh Chi mở giấy ra thì chỉ thấy viết có 4 chữ "Nhất" . Biết rằng mấy quan nhà Nguyên muốn mình bẽ mặt, tỉnh bơ, "tài hoa ta có thừa mà" Ông ứng khẩu (tất nhiên chậm thôi, đủ để nghĩ thành từng câu nhất một mờ) đọc thành bài điếu văn :
Thanh thiên nhất đoá vân (Một đám mây giữa trời xanh)
Hồng lô nhất điểm tuyết (Một bông tuyết trong lò lửa)
Ngọc uyển nhất chi hoa (Một đóa hoa trong vườn)
Dao trì nhất phiến nguyệt  (Một mảnh trăng trong hồ)
Y! Vân tán , tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết (Ôi mây tản, tuyết ta, hoa tàn, trăng khuyết)
Bài văn khiến người Nguyên rất khâm phục. 
Đoàn Thị Điểm
Đối kính hoạ mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm
Lâm trì ngoạn nguyệt,chích luân chuyển tác song luân
Đoàn Thị Điểm có biệt hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, là con của ông đồ Đoàn Doãn Nghi, quê làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nỗi tiếng về tài văn thơ từ thuở nhỏ, tác giả  bản dịch bất hủ "Chinh phụ ngâm" (bản Hán ngữ của Đặng Trần Côn) được giới văn tài Việt Nam đánh giá còn hay và có hồn hơn cả nguyên bản.
Anh trai bà là Đoàn Doãn Luân cũng là người giỏi văn thơ. Chuyện kể rằng một hôm thấy bà đang ngồi soi gương trang điểm, anh bà bèn trêu :
"Đối kính hoạ mi, nhứt điểm phiên thành lưỡng điểm" nghĩa là "soi gương trang điểm, một chấm thành hai chấm", đồng thời Điểm cũng là tên bà, nên có thể hiểu "soi gương kẻ mày, một cô Điểm biến thành hai cô Điểm".
Nhìn thấy ông anh đang ở ngoài sân bên cạnh cầu ao, trăng sáng lung linh soi bóng, bà ứng khẩu đáp liền :
 "Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân" nghĩa là "Bên ao ngắm trăng, một vành chuyển thành hai vành", mà cũng có thể hiểu là "tới ao ngắm trăng, một ông Luân chuyển ra hai ông Luân". Đối chan chát cả về ý lẫn từ, cả nghĩa đen lẫn bóng! Ông anh bèn cười xòa, Pó tay chịu thua cô em gái tài hoa này
Thán phục bà, nhưng tôi chợt nghĩ , giá như ông anh bà không phải tên Luân mà là tên Lung thì chả biết vế đối sẽ ra sao nhỉ . Cái này phải nhờ tới cỡ như Đông Hòa, hay chí ít cũng là Cơm nguội, Ngọc Yến nhà ta ra tay thui. Hihi
Cặp đối giữa Ngô thì Nhậm và Đặng Trần Thường   :
Ai công hầu , ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến quốc, thế Xuân thu, gặp thời thế thế thời phải thế
Theo sử sách viết về nhà Tây Sơn, Đặng Trần Thường là một danh sĩ Bắc Hà. Lúc Ngô Thời Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Nhậm thét bảo Thường:
- Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác.
Đặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi khăn gói vào Nam, theo phò Nguyễn Phúc Ánh",  mang theo trong lòng nỗi căm giận với Ngô Thì Nhậm.
Sau khi nhà Nguyễn tiêu diệt được quân Tây Sơn, ngoài việc Gia Long Nguyễn Ánh trả thù dòng tộc thân thuộc của vua Quang Trung Nguyễn Huệ và các vị võ tướng từng theo vua Quang Trung (như Bùi thị Xuân, Trần Quang Diệu...), một số quan văn cũng bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thời Nhậm. Trớ trêu thay, người chủ trì cuộc hành phạt đó lại là Đặng Trần Thường.
Trong lòng vẫn còn nhớ thù xưa bị Ngô Thì Nhậm đuổi về, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thời Nhậm:
- Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai. (Ra điều nói rằng ngày xưa ngươi là khanh tướng công hầu, nhưng chưa hẳn là giỏi hơn ta, bằng chứng là bi chừ ngươi phải quỵ lụy dưới chân ta)
Ngô Thời Nhậm đáp ngay  :
- Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế. (Ý nói rằng, thế thời Chiến quốc, Xuân thu, gặp thời thế thì đành phải thế, chứ không phải là ngươi giỏi hơn ta, đừng vội kiêu ngạo)
Câu đối thật chuẩn cả ý lẫn từ, tỏ rõ khí phách hiên ngang của Ngô Thì Nhậm, chê bai Đặng Trần Thường chẳng qua chỉ là kẻ tiểu nhân đắc chí
          Vế đối của Ngô Thì Nhậm càng làm tăng cơn giận của Đặng Trần Thường, ông ta sai tẩm thuốc độc vào roi để đánh Ngô Thời Nhậm. Sau trận đòn về nhà, thuốc độc ngấm vào tạng phủ, Ngô Thời Nhậm qua đời trong khi đó thì Phan Huy Ích vẫn còn sống vì roi đánh ông ko có thuốc độc
Trước khi qua đời ông có làm bài thơ gửi cho Đặng Trần Thường như sau:
Ai tai Đặng Trần Thường
Chân như yến xử đường
Vị Ương cung cố sự
Diệc nhĩ thị thu trường
Nghĩa là: Thương thay Đặng Trần Thường. Nay quyền thế lắm đấy, nhưng khác nào như chim yến làm tổ trong cái nhà sắp cháy, rồi sẽ khốn đến nơi. Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao tổ, rồi bị Lữ hậu (vợ Hán Cao Tổ) giết ở cung Vị Ương. Kết cục của ngươi rồi cũng thế đó.
Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị  một viên quan đình thần của triều Gia Long xử giảo (trước đó bị vua Gia Long kết tôi chết nhưng sao nghĩ đến công cán của ông nên tha giết, giam trong ngục, cuối cùng cũng bị quan coi ngục giết chết)
Trong câu chuyện, có hai cơn giận. Ngô Thời Nhậm vì giận thái độ khúm núm của Đặng Trần Thường, có thể làm mất mặt danh sĩ Bắc hà trước con mắt người Tây Sơn, nên nặng lời mắng Đặng Trần Thường (đúng ra nếu hiểu nhân tình thế thái thì không nên quát mắng thái độ của Đặng Trần Thường). Đặng Trần Thường bị câu mắng, từ giận thành thù, khi có quyền thế bèn giết chết Ngô Thời Nhậm. Nhưng khi Ngô Thì Nhậm sắp qua đời, chả biết có sinh lòng oán hận hay ko khi ông viết bài thơ gửi Đặng Trần Thường, nói rằng rồi sau này ông ta sẽ  như Hàn Tín mà thôi, cũng bị giết chết mà thôi.
Nếu là sân hận thì bài thơ trở thành lời nguyền rủa. Còn không, thì đó là lời cảnh giác đối với Đặng Trần Thường, biết thời thế thì hãy lui vể ở ẩn như Trương Lương (quân sư của Lưu Bang Hán cao tổ, còn ko thì sẽ như Hàn Tín mà thôi)
Những điều này (chữ in nghiêng) là Võ sĩ Đường tôi xin lạm bàn thêm , sử sách ko có ghi.
Trong Kinh Phật đảnh Tôn Thắng Đà ra Ni, Phật dạy rằng : Trong 10 nghiệp ác, khẩu nghiệp rất mãnh liệt, phải biết lời ác còn quá hơn lửa dữ. Lửa dữ chỉ đốt tiêu tài sản của báu thế gian, nhưng lửa giận ác khẩu sẽ đốt cháy cả rừng công đức.
Giá như câu đối của  Ngô Thì Nhậm làm cho Đặng Trần Thường thay vì oán hận mà sinh lòng quý mến kẻ tài hoa thì ắt hẳn ngày nay chúng ta còn có thêm nhiều áng văn tuyệt tác nữa của hai vị danh sĩ Bắc hà này. 

Đó là đôi câu đối của hai người nổi tiếng trong thời Hậu Lê, vốn là đồng môn thuở thiếu thời, nhưng sau là kẻ thù không đội trời chung : Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường. Về cuối đời, Ngô Thì Nhậm đã bị Đặng Trần Thường giết vì tư thù là một lẽ, nhưng lẽ chính vì khi Thường ra câu đối :

  “Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai ai dễ biết ai”
  Nhậm khẳng khái đối lại :
  “ Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế nào cũng thế”.
   Có nhiều bài viêt xoay quanh đôi câu đối trên dưới những góc nhìn khác nhau, nay tôi góp vài ý nhỏ để tìm đến cội nguồn lịch sử.
  Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm; (1746–1803), tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội.
  Đặng Trần Thường (1759 – 1813), là công thần khai quốc nhà Nguyễn, người huyện Chương Đức (nay là huyện Chương Mỹ, Hà Nội), đậu sinh đồ về cuối đời nhà Lê. Sau khi nhà Lê mất, ông xin ra làm quan với nhà Tây Sơn nhưng không được tiếp nhận nên vào Gia Định, theo giúp Nguyễn Ánh lập nhiều công trạng làm đến chức Tán lý. Bình định xong, lĩnh chức Binh bộ Bắc thành, rồi được triệu về kinh làm Binh bộ Thượng thư.
  Thuở nhỏ hai người cùng theo học một thầy ở Thanh Trì và đều là trò giỏi, rất thông minh nên thầy yêu quý cả hai. Nhưng mỗi người sớm bộc lộ một tư chất khác nhau. Đặng Trần Thường kiêu căng với bạn nhưng hay tỏ ra nịnh bợ, nhất là thói “gió chiều nào che chiều ấy”, xu thế xu thời, ham mê danh lợi. Ngô Thì Nhậm tính nết ngược lại: Luôn thương yêu giúp đỡ bạn nghèo, tính tình trung thực, khảng khái. Khi trưởng thành, cả hai giữ những chức quan to cho nhà Hậu Lê nhưng hầu như không quan hệ với nhau.
  Khi cuối triều Lê suy thoái, quan lại đua nhau tham nhũng vơ vét của dân, giữa lúc dân đen khốn cùng, ở Bình Định nổi lên phong trào Tây Sơn . Ngô Thì Nhậm ở chốn quan trường đã từ lâu thấy cảnh khổ của nhân dân, nên đã từ bỏ nhà Lê để theo về với Nguyễn Huệ. Khi quân lính của Nguyễn Huệ dẫn Ngô Thì Nhậm vào yết kiến, Nguyễn Huệ đã ra đón Ngô Thì Nhậm và kêu lên rằng : “ Trời đã dành ông cho ta!”. Nguyễn Huệ vô cùng trọng dụng Ngô Thì Nhậm và giao cho trọng trách Quân sư.
  Trong khi Ngô Thì Nhậm đi theo Tây Sơn để giúp dân, cứu nước, Đặng Trần Thường cố bám lấy cung đình nhà Lê. Nhưng bản tính thông minh lại xu thế xu thời, Thường biết phải nhanh nhanh theo Nguyễn Huệ để giữ lấy đầu. Mượn danh bạn cũ, Đặng Trần Thường đến tìm Ngô Thì Nhậm mong Nhậm nói giúp cho Nguyễn Huệ thu nạp Thường. Ngô Thì Nhậm khi đó quát lên : “Ở đây chỉ nhận những người thương dân vì nước, còn muốn nịnh bợ xu thế xu thời thì đi nơi khác!”. Đặng Trần Thường căm lắm nhưng vốn biết tính Ngô Thì Nhậm nên đành ôm hận trở về
   Đặng Trần Thường rời kinh thành Thăng Long vào Gia Định tìm gặp Nguyễn Ánh và hết lòng giúp Nguyễn Ánh câu kết với Xiêm La để đưa  hai mươi vạn quân Thanh kéo vào đánh quân Tây Sơn, Thường là kẻ chủ mưu xui gục Nguyễn Ánh thực hiện hành vi bỉ ổi "cõng rắn cắn gà nhà". Không đánh bại được Tây Sơn, Đặng Trần Thường lại cùng Nguyễn Ánh mượn cớ "Phò Lê dẹp Trịnh" để rước năm mươi vạn quân Thanh từ phương Bắc kéo sang, nhưng giặc Thanh bị Nguyễn Huệ dùng mưu cao chí lớn, hành quân thần tốc ra Bắc Hà đánh cho tơi bời không còn mảnh giáp. Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa toàn thắng, tướng giặc là Sầm Nghi Đống đã phải treo cổ tự tử tại núi Loa Sơn gần đó.
   Nhà thơ đương thời Ngô Ngọc Du đã làm bài thơ Loa Sơn điếu cổ có câu:
Thánh Nam thập nhị kình nghê quán
Chiến điệu anh hùng đại võ công
Dịch là:
Thánh nam xác giặc mười hai đống
Ngời sáng anh hùng đại võ công.
   Nguyễn Huệ lên ngôi vua, đất nước thái bình, Ngô Thì Nhậm càng đem hết sức mình phò vua giúp nước, còn Đặng Trần Thường lẩn lút lưu vong chờ ngày rửa hận.
   Không may Nguyễn Huệ sớm băng hà, triều đình lâm cảnh rối ren, Nguyễn Ánh và Đặng Trần Thường thừa cơ khôi phục mộng bá vương. Triều đại mới-triều đại của nhà Nguyễn ra đời. Đặng Trần Thường là kẻ khai quốc công thần số một của nhà Nguyễn, thẳng tay đàn áp những người của nhà Tây Sơn cũ, trong đó có Ngô Thì Nhậm.
  Vật đổi sao dời, thế sự đổi thay, mới đó mà Đặng Trần Thường từ chỗ là kẻ cầu cạnh Ngô Thì Nhậm, nay đã là người chiến thắng, Ngô Thì Nhậm là người chiến bại. Khi gặp Nhậm, Thường  hằn học nhớ lại nỗi nhục năm xưa, Để tỏ ý ngạo nghễ về  địa vị hiện tại của mình và chế diễu Nhậm về nỗi thăng trầm của con người sao mà biết được, Đặng Trần Thường đã ra câu đối, những tưởng Ngô Thì Nhậm không biết đối lại ra sao. Ai có ngờ đâu Ngô Thì Nhậm đã mượn vế đối của Đặng Trần Thường mà đối lại để nói lên tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường, tấm lòng thủy chung trước sau như một của Nhậm, cũng là tiêu biểu cho phẩm chất của người dân Đại Việt, như chúng ta đã đọc nội dung đôi câu đối ấy ỏ phần đầu bài viết này. Vế đối còn như một cái tát kèm theo lời quát của Nhậm vào mặt Thường :" Ta đây vì dân vì nước, mặc cho thời thế đổi thay, khi nào ta cũng một lòng một dạ, chứ đâu là kẻ xu thế xu thời, hại dân bán nước để vinh thân phì gia như ngươi?".
   Vì quá hiểu nhau và vì nhục nhã, Đặng Trần Thường sai lính lôi Ngô Thì Nhậm ra Văn Miếu, đánh bằng gậy tẩm thuốc độc. Sau Ngô Thì Nhậm vì ngấm thuốc độc mà chết. Người đương thời và các đời sau thương xót và cảm phục Ngô Thì Nhậm,truyền tụng đôi câu đó đến nay.
  Có bài viết cho rằng khi nghe Nhậm đối lại, Thường bắt Nhậm phải sửa vế đối thành "Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế" để biện minh cho bản chất phản động, "gió chiều nào che chiều ấy" của Thường. Có thể như thế. Nhưng chung quy lại, đôi câu đối nguyên ven của sự thực, thể hiện Ý chí và Tâm hồn ViệtNam,là :
  "Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai ai dễ biết ai.
   Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế nào cũng thế!"
  Tôi cũng như bao người rất vui mừng khi đến nay đã mấy trăm năm, ở khắp nơi trên đất Việt, dân ta ở các hoàn cảnh khác nhau, công việc khác nhau, nhưng đều vì thấm nhuần truyền thống cha ông, nên vận dụng câu đối trên một cách sáng tạo và ý nghĩa. Khi bài viết này của tôi chưa lên báo, một người bạn gái của tôi ở xa biết nội dung bản thảo, nên nhắn tin cho tôi và nói đùa :"Không phải đâu anh ơi, mà là Nhậm khảng khái đối lại : Thế Bổ túc, thế Chuyên tu, gặp thời thế thế thời cũng thế!".

       Về giai thoại này thì chắc ai cũng biết rồi bởi nó quá nổi tiếng. Đặng Trần Thường tẩm thuốc độc vào roi đánh Ngô Thì Nhậm nên ông về nhà ốm chết.

Vế đầu là của Đặng Trần Thường:
Ai Công hầu, ai Khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Vế đối lại là của Ngô Thì Nhậm:
"Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế".

Vế đối của Ngô Thì Nhậm cho ta thấy ý thức về lịch sử, văn hóa của Trung Hoa ngoại bang hằn sâu vào trong tiềm thức ông cha ta. Trong chính sử nước nhà hoàn toàn có những sự kiện khả dĩ cho về đối. Ví dụ như: 
Thế Nam chinh, thế Bắc chiến, gặp thời thế, thế thời phải thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét