(三十六計, Tam thập lục kế; hay 三十六策, Tam thập lục sách) của người xưa. Ba mươi sáu kế đó là:
1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương). Kế “Dương đông kích tây” là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tâỵ muốn làm điều này nhưng lại giả làm điều kia. Kế này nhằm chuyển mục tiêu khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị.
2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng). Kế “Điệu hổ ly sơn” là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng. Kế này nhằm nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ hoặc đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.
3. Nhất tiễn hạ song điêu (Một mũi tên hạ hai con chim) Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa.
4. Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết). Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu. Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ. Biết rất nhiều mà tỏ ra không biết là một mưu kế sâu sắc.
5. Mỹ nhân kế (Kế dùng gái đẹp) Mỹ nhân từ ngàn xưa luôn là đề tài chính. Sức mạnh của người đẹp có thể thay đổi cả đại cục, ảnh hưởng đối với bậc anh hùng, quyền thế.
6. Sấn hỏa đả kiếp (Theo lửa mà hành động) Kế này lợi dụng lúc loạn để sắp xếp theo ý muốn. “Sấn hỏa đả kiếp” có hai loại : Một là theo lửa để mà đánh cướp, thừa lúc người ở trong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm. Hai là chính ta phóng hỏa mà đánh cướp, gây ra sự hỗn loạn để thực hiện ý định của ta.
7. Du long chuyển phượng (Biến rồng thành phượng) Kế “Du long chuyển phượng” là biến cái này thành cái kia, trong dân gian thường gọi là “Treo đầu dê, bán thịt chó”.
8. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có) Kế này hình dung như tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú. Thủ đoạn là chọc trời khuấy nước làm rối beng sự việc lên, tung tiếng đồn, gây tiếng tăm, dựa vào đó mà thủ lợi.
9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương) “Tiên hạ thủ vi cường” ra tay “chớp nhoáng” không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận kịp phản ứng kịp.
10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ rắn sợ) tương tự như kế “giết gà, dọa khỉ” .
11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người) mượn tay người khác để tiêu diệt kẻ thù của mình. Tào Tháo mượn tay Lưu Biểu, Hoàng Tổ để giết Nễ Hành là một thí dụ.
12. Di thể giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta) Kế này còn gọi là “vu oan giá họa” tự mình không ra mặt mà làm cho đối phương bị hại.
13. Khích tướng kế (Kế khích tướng) khích lệ hùng khí của người khác làm tướng giặc nổi giận, mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được mình.
14. Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn) Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi, có thể nhờ nó để lẩn tránh tai họa, lợi dụng sơ hở của địch để thoát hiểm hoặc tạo ra tình thế mới.
15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến) “Tôn Tử Binh Pháp” viết: “Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khỏe thì tránh, làm mọi cách giảm lực đối phương để thủ thắng”.
16. Phản khách vi chủ (Đổi khách thành chủ) Kế này là đổi địa vị khách thành địa vị chủ, đổi thế bị động thành chủ động.
17. Kim thiền thoát xác (Ve sầu thoát xác) Kế này dùng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác.
18. Không thành kế (Kế bỏ trống cửa thành) dùng nghi binh để lừa dối đối phương mà dựa vào đó để trốn thoát hoặc dụ địch vào sâu để tiêu diệt.
19. Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng) Cách bắt tướng thiên biến vạn hóa, không cứ bằng sức mạnh hay bằng trí khôn. Các kế khác đều có thể dùng cho kế này
20. Ban chư ngật hổ (Giả làm heo để ăn thịt hổ) Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường. Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe Ngoài mặt cung kính nhưng trong âm thầm chuẩn bi để địch mất cảnh giác.
21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rút ván) Lấp đường thành công của những người đến sau để độc chiếm thành tựu.
22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau) vận dụng một quyền thuật để tạo phản ứng dây chuyền. Mỹ nhân kế là vũ khí phổ biến nhất trong “Liên hoàn kế”.
23. Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt) lấy sự thanh thản dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức, mỏi mệt, giảm bớt nhuệ khí của địch rồi mới thừa cơ xuất kích.
24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ dâu mắng hòe) tương tự câu “chửi chó mắng mèo”, mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.
25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng) Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu để đối phương chết hẳn.
26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế) để cho người ta chóa mắt, nể sợ. Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến quân xuống Giang Nam thổi phồng thanh thế trăm vạn hùng quân nhằm dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền hàng phục. Khổng Minh, Chu Du thấy rõ kế này nên đã thắng được.
27. Phủ để trừu tân (Bớt lửa dưới nồi) tìm cách làm cho nó dịu đi, lớn thành nhỏ, nhỏ thành không có.
28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ) Con khỉ vốn rất sợ máu. Lúc bắt khỉ, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến khỉ bủn rủn chân tay để bắt
29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại) dùng người của đối phương để lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch. Tôn Tử nói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình dễ hơn biết người. Muốn biết người phải dùng gián điệp”.
30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào) Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay, khống chế người thân để khuất phục người cần bắt.
31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt dê) nhân cơ hội vụt để thu được những cái lợi bất ngờ. Dân gian có câu cùng nghĩa “đắm đò rửa trôn”
32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra) mềm dẻo để thu phục lòng người.
33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin) Đem thân xác bị hành hạ để làm bằng chứng tiếp cận địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.
34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc) Dân gian thường nói “thả con tép bắt con tôm” cũng là kế này.
35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về) lợi dụng một lực lượng nào đó để thi hành trở lại chủ trương của mình. Kế này rất nguy hiểm như rước voi giày mả, đưa hổ vào nhà.
36. Tẩu kế (Chạy, thoát thân) “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”. (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!) Kế này là đầu tiên và sau cùng liên quan nhiều đến sự thành bại của việc lớn. Đó là né tránh tai họa để để bảo toàn lực lượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét