Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

GIÁO TRÌNH HÁN NÔM


BÀI 1:                      NGÔN NGỮ VĂN TỰ HÁN
          I. CHỮ HÁN LÀ GÌ ?
          Theo GS. Trần Trọng San, “chữ Hán 漢 là thứ chữ do người Hán, một dân tộc ở Trung Quốc 中 國, một đất nước ở phía Bắc Việt Nam越 南sáng chế ra. Gọi chữ Hán là chữ Nho vì đó còn là công cụ dùng để truyền bá đạo Nho. Vào triều đại nhà Hán漢 朝(206 TCN – 220), người Hán đã tổ chức nhiều đội quân đi xâm lược các nước xung quanh. Người các nước bị xâm lược này gọi người Trung Quốc là Hán nhân 漢 人.
Từ đời Nguỵ (220 – 280), Tấn (265 – 420) trở đi, người Trung Quốc tự xưng là Hán tộc漢 族 và gọi con trai là Hán tử漢 子 hay Hán 漢. Ngôn ngữ mà họ sử dụng được gọi là Hán ngữ漢 語, văn tự mà họ sử dụng gọi là Hán tự 漢 字. Đó là một thứ chữ được cấu tạo bởi các nét, không viết dài ra mà thu gọn thành khối vuông, hình dạng đặc biệt
(Theo Hán Văn 漢文, Nxb TP. HCM, tr.11)
          Cùng với học thuyết của đức Khổng tử 孔 子(khoảng 551 – 479 TCN), chữ Hán được truyền sang Việt Nam, Triều Tiên 朝 鮮, Nhật Bản 日 本. Chữ Hán truyền sang Việt Nam còn được gọi là chữ Nho 儒, tức là thứ chữ mà các nhà Nho sử dụng để truyền bá tư tưởng Khổng Mạnh 孔 孟. Chữ Hán do người Việt phát âm theo giọng nói của người Việt gọi là tiếng Hán – Việt 漢 - 越.
          Ngày nay, khi đề cập đến chữ Hán, phải phân biệt hai lối văn: lối văn bác học trong sách xưa được gọi là cổ văn 古 文 hay văn ngôn 文 言, thường gọi là tiếng Hán cổ; lối văn bình dân gần như lời nói thường, được dùng ngày nay ở Trung Quốc, gọi là Bạch thoại 白 話 (ngôn ngữ văn học Hán ngữ thời kỳ cận đại, phát triển từ thế kỷ VII).
          II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỮ HÁN VÀ NGỮ VĂN VIỆT NAM
Theo GS. Nguyễn Tri Tài, trong Giáo trình tiếng Hán (tập 1: Cơ sở), mối quan hệ giữa chữ Hán và Ngữ văn Việt Nam được thể hiện qua một số phương diện như sau:  
1. Quan hệ minh bạch, ảnh hưởng
Nhìn chung, địa vị của chữ Hán khá quan trọng trong lịch sử hình thành ngôn ngữ văn học dân tộc. Trước khi xuất hiện chữ Nôm, bên cạnh văn học dân gian, người Việt đã dùng chữ Hán để diễn đạt tư tưởng và tình cảm của mình. Dù về sau văn học quốc ngữ đã thịnh hành, chữ Hán vẫn còn được tiếp tục sử dụng trong sáng tác.
Chữ Hán còn là một yếu tố quan trọng trong tiếng Việt. Từ Hán Việt (đơn hoặc phức) chiếm một tỷ lệ khá lớn trong ngôn ngữ Việt.
Dựa trên cơ sở mối quan hệ tương hỗ và mô phỏng, chữ Hán còn được xem là nguyên liệu chính để cấu tạo nên chữ Nôm, một thứ chữ riêng biệt của người Việt. Vì chữ Nôm xuất phát từ chữ Hán, muốn học chữ Nôm, trước tiên phải biết qua chữ Hán.
2. Tinh thần độc lập
Khi tiếp xúc với chữ Hán, người Việt có một lối đọc riêng, không giống như tiếng Trung Quốc.
Trong lĩnh vực sáng tác và giao tiếp, ông cha ta cũng có một lối diễn đạt riêng, không hẳn hoàn toàn rập khuôn Trung Quốc về ý cũng như về lời.
Ngoài từ Hán Việt, người Việt Nam còn biết lợi dụng chữ Hán để làm giàu thêm tiếng Việt bằng cách dựa vào đó mà tạo thêm từ mới, vừa phong phú về ý nghĩa, vừa thích hợp với lối cấu tạo từ của dân tộc.
Ví dụ: Lớp trưởng, lớp phó, sách công cụ...
3. Việc học chữ Hán
Dựa trên hai mối liên hệ trên và theo mục đích giáo dục, đào tạo của nhà trường là đào tạo sinh viên về mặt khoa học cơ bản, chúng ta có thể ước định cho việc học chữ Hán một mục đích yêu cầu và phương hướng như sau:
- Về mục đích yêu cầu là đào tạo cho sinh viên một căn bản chữ Hán để có thể làm công việc nghiên cứu sau này.
- Về phương hướng học tập, học chữ Hán qua thơ văn do người Việt sáng tác bằng Hán văn. Tăng cường khả năng đọc hiểu chữ Hán qua các tác phẩm thơ văn Trung Quốc.
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỐ LƯỢNG CHỮ HÁN
1. Lịch sử hình thành chữ Hán
Ngôn ngữ của Trung Quốc đã có từ rất lâu nhưng mãi đến thời kỳ Ân – Thương 殷 - 商 (Thế kỉ XIV TCN), người ta mới thấy mần mống của chữ viết phát triển thành một hệ thống văn tự hoàn chỉnh nhờ vào những mảnh xương thú và mai rùa được đào ở vùng Ân Khư 殷 墟 (Làng Tiểu Đồn, huyện An Dương) – Hà Nam 河 南 – Trung Quốc vào năm 1899. Những thứ chữ được ghi chép trên xương thú và mai rùa đó được giới nghiên cứu gọi là Giáp cốt văn 甲 骨 文. Người ta ước đoán rằng trong Giáp cốt văn có khoảng 3000 chữ.
Thiên Hệ từ 繫 詞 trong Dịch kinh 易 經  có chép rằng: “Đời thượng cổ, người ta nắt nút dây  để tìm hướng. Các bậc thánh nhân đời sau mới thay bằng thư khế 書 契...”. Căn cứ vào sử liệu cũ, chữ Hán ra đời cách đây khoảng 3000 năm, trước khi chữ Hán ra đời, người Trung Quốc cổ xưa đã dùng 2 biện pháp cơ bản để ghi nhớ sự việc và truyền đạt tin tức: Kết thằng結 繩 (thắt nút dây) và thư khế書 契 (khắc vạch). Sách Sử ký 史 記 của Tư Mã Thiên 司 馬 遷 đời Hán 漢 代 có nhận định: “người ta lập ra thư khế là để thay thế cho kết thằng...”. Lời Chú sớ 註 疏 của sách Chu Dịch周 易 có dẫn lời của Trịnh Huyền 鄭 玄: “việc lớn thì thắt nút lớn, việc nhỏ thì thắt nút nhỏ...”.
Theo cổ sử, vua Phục Hi 伏 羲 đã chế ra Bát quái 八 卦 rồi nhân đấy đấy đặt ra chữ viết. Tuy nhiên, theo các tài liệu khảo cổ có được hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy được những dấu vết gì của sự sáng tạo ấy. Một số tài liệu khác cho rằng, từ thời Hoàng đế 黃 帝 (ông làm vua từ năm 2679 – 2598 TCN), người Trung Quốc đã có chữ viết. Nhà cổ văn tự học đời Hán 漢 代 Hứa Thận 許 慎 trong bài Tự 序của cuốn Thuyết văn giải tự 說 文 解 字 cho rằng: “Đời Hoàng đế có một vị sử quan 史 官 tên Thương Hiệt 倉 頡 đã dựa vào vết chân chim và thú để tạo ra chữ...”. Tuy nhiên, ông Tưởng Bá Tiềm 蔣 伯 潛 trong cuốn Văn tự học toản yếu 文 字學 篡 要 cho rằng: “Thương Hiệt không phải là nhân vật lịch sử. Vì chữ Thương 倉 (Shang) gần âm với chữ Sáng 創 (Chuang). Chữ Hiệt 頡 (jie) gần âm đọc với chữ Khế 契 (qi). Hai chữ “Thương Hiệt” có thể đọc thành “Sáng khế”...”. Vì vậy, ông kết luận sáng khế là đặt ra văn tự chứ không phải tên người, do đó chữ viết chưa hẳn là có từ thời Hoàng đế.
Gần đây, khi thành tựu khảo cổ học đạt đạt được những bước phát triển vượt bậc, các nhà nghiên cứu Cổ văn 古 文 đã lấy Giáp cốt văn 甲 骨 文 (phát hiện năm 1899) và Chung đỉnh văn 鐘 鼎 文làm những cứ liệu khảo sát đáng tin cậy nhất. Đây là những loại chữ được khắc trên các mai rùa, xương thú và một số cổ vật bằng đồng đen. Những mảnh giáp cốt nói trên được đào ơt kinh đô cũ của nhà Thương - Ân 商 - 殷 và theo những ghi chép của các triều vua, ta có thể đoán định thời đại của Giáp cốt văn có niên đại từ đời vua Bàn Canh 盤庚 đến đời vua Đế Ất 帝 乙 (khoảng từ 1401 – 1155 TCN). Căn cứ vào những cứ liệu ấy, người ta phỏng đoán xã hội Trung Hoa đến đời Ân mới có chữ viết. Tuy vậy, phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng chữ viết Trung Quốc ra đời là thành quả sáng tạo của nhiều thế hệ người lao động.
Về diễn biến phát triển hình thể của chữ viết, từ khi ra đời cho đến khi hoàn thiện như hiện nay, người ta có thể phân chia thành 03 giai đoạn sau:
Giai đoạn vẽ hình: chữ viết ở giai đoạn này là những hình vẽ có thể đơn giản hoặc khá phức tạp.
Ví dụ: Chữ Nhật :                                 日
           Chữ Thuỷ:                             水
           Chữ Nguyệt:                           月
Giai đoạn vạch thành đường nét cụ thể: Chữ viết giai đoạn này đã tiến dần đến chỗ đơn giản, rõ ràng hơn. Một số cơ cấu của chữ viết được quy thành những đường vạch, yếu tố hình vẽ được giảm dần.
Ví dụ: Chữ Nhật:                              日
           Chữ Nguyệt:                           月
           Chữ Sơn:                                山
           Chữ Thuỷ:                             水
Giai đoạn viết thành nét: Chữ viết ở giai đoạn này có những kết cấu đơn giản, vuông gọn. Nó đã gạt bỏ hoàn toàn những yếu tố hình vẽ, xác lập một hệ thống thành phần cấu tạo, gọi là nét và nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Ví dụ:  Chữ Nhật:          日;     Chữ Nguyệt: 月
           Chữ Sơn:   山;     Chữ Thuỷ:  水
2. Về số lượng chữ Hán trong tiến trình lịch sử hình thành
Theo các nhà nghiên cứu Ngữ văn cổ điển, trong Giáp cốt văn 甲 骨 文 có khoảng 3000 chữ, đến cuối đời Hán 漢 末 (khoảng thế kỷ thứ II SCN), bộThuyết văn giải tự 說 文 解 字 của Hứa Thận 許 慎 đã thu thập được 9353 chữ. Đến đời Thanh 清 代, trong bộ Khang Hy tự điển 康 熙 字 典, người ta thu thập được 40.000 chữ. Hiện nay, người ta ước tính chữ Hán có khoảng 60.000 chữ. Tuy số chữ nhiều như thế nhưng người Hán cho rằng chữ Hán là kết quả sử dụng và kết hợp một số nét cơ bản.
3. Một số kiểu chữ cơ bản của chữ Hán trong lịch sử hình thành 
Trong diễn trình phát triển của lịch sử văn tự Trung Quốc, có thể nói Giáp cốt văn 甲 骨 文 là hình thức đầu tiên. Sau Giáp cốt văn là Khoa đẩu văn蝌 蚪 文, Triện thư 篆 書, Lệ thư 隸 書, Hành thư 行 書, Chân thư 真 書 (Khải thư 楷書) ...
Khoa đẩu văn  蝌 蚪 文 là thứ chữ vẽ hình như con nòng nọc, rất phức tạp.
Triện thư 篆 書 là thứ chữ được dùng từ trước đời Tần Thuỷ Hoàng 秦 始 皇, nó được phân chia thành hai loại cơ bản là Đại Triện 大 篆 và Tiểu Triện 小 篆. Đại Triện là chữ được sử dụng từ thời Tây Chu 西  và có lẽ từ thời Chu 周, đất nước Trung Quốc đã có sự thống nhất về văn tự. Tiểu Triện là thứ chữ ra đời sau khi Tần Thuỷ Hoàng秦 始 皇thống nhất Trung Hoa 中 華. Người phụ trách công việc này là Lý Tư 李 斯 và Triệu Cao 趙 高, hai ông này đã căn cứ vào lối chữ Đại Triện mà tạo ra một lối chữ ít phức tạp hơn gọi là Tiểu Triện. Ngoài ra, từ đời Tần có lối Điểu Trùng Thư 鳥 虫 書 viết giống hình con chim và sâu bọ.
Lệ thư 隸 書 là loại chữ tương truyền là do Trình Mạc 程 莫đời Tần 秦 代 tạo ra. Chữ Triện vốn dĩ rất khó viết, khó đọc nên cần phải có một sự cải tiến cho nó trở nên giản dị hơn. Lối chữ Lệ cũng từ chữ Giáp cốt, Chung đỉnh, Triện thư biến hoá, cải tiến, giản lược mà ra. Lúc đầu, hình thù của chữ Lệ hơn tròn, về sau được cải tiến nên mới chuyển sang hình vuông.
Thảo thư草 書: Trong thời kỳ chữ Triện thịnh hành, phát triển đã xuất hiện lối viết chữ Thảo. Theo Tưởng Bá Tiềm, chữ Thảo có thể đã xuất hiện từ thời Chiến quốc 戰 國. Chữ Thảo được chia thành nhiều kiểu thức khác nhau:
Triện Thảo 篆 草 là lối chữ Triện nhưng viết nhanh.
Lệ Thảo 隸 草 hoặc Chương Thảo 章 草: là lối chữ Thảo viết mỗi chữ riêng biệt, không dính liền nhau.
Kim Thảo 今 草 là lối chữ thảo mới, cách viết có khác Chương thảoKim Thảo viết liền nhau.
Cuồng Thảo 狂 草 là lối chữ viết thảo của riêng từng người.
Chân Thư 真 書: loại chữ này tương truyền là do Vương Thử Trung  王 黍 中 đời Hán căn cứ lối viết của Lệ thư mà tạo ra. Chân thư còn được gọi làKhải Thư 楷 書 hay Chính Thư 正 書. Đây là lối viết chữ rõ ràng, ngay ngắn.
Hành Thư 行 書 là loại chữ pha lẫn giữa Chân và Thảo. Tương truyền, loại chữ này do Lưu Đức Thăng 劉 德 昇 đời Hậu Hán 後 漢tạo ra. Gọi là lối chữ Hành vì nó được lưu hành phổ biến.
Gần đây, sau khi nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa ra đời, Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã thống nhất văn tự và giản lược một số chữ phồn thể 繁 體 字tạo ra một lối chữ mới là chữ giản thể 簡 體 字. Đây là loại chữ hiện đang lưu hành tại Trung Quốc đại lục.
(Xem tiếp phần sau...)
Số nét/ Số tt
Bộ thủ
Tên gọi
Ý nghĩa
 Bộ 1 nét
1
Nhất
Một
2
Cổn
Sổ
3
Chủ
Chấm
4
丿
Phiệt
Phẩy
5
Ất
Cong
6
Quyết
Móc
 Bộ 2 nét
7
Nhị
Hai
8
Đầu
Trên cùng, nắp
9
Nhân
Người
10
Nhân
Người
11
Nhập
Vào
12
Bát
Tám
13
Quynh
Giới hạn, khuôn khổ
14
Mịch
Che ở trên
15
Băng
Băng, lạnh
16
Kỉ
Ghế, chân
17
Khảm
Hố, lõm
18
刀刂
Đao
Dao
19
Lực
Sức mạnh
20
Bao
Bao bọc
21
Tỉ (Chuỷ)
Thìa, muôi
22
Phương
Đồ để chứa
23
Hễ
Hộp
24
Thập
Mười
25
Bốc
Bói toán
26
Tiết
Dấu ấn
27
Hán
Vách núi
28
Khư (Tư)
Riêng tư
29
Hựu
Lại, Tay
 Bộ 3 nét
30
Khẩu
Miệng
31
Vi
Vây quanh
32
Thổ
Đất đai
33
Học trò, kẻ sĩ
34
Truy
Đến sau, muộn
35
Tuy
Chậm chạp
36
Tịch
Đêm, tối
37
Đại
To lớn
38
Nữ
Nữ giới, con gái
39
Tử
Con, con trai
40
Miên
Mái nhà
41
Thốn
Tấc
42
Tiểu
Nhỏ, bé
43
Uông
Què quặt
44
Thi
Thể xác
45
Triệt
Mần non
46
Sơn
Núi
47
Xuyên
Sông ngòi
48
Công
Công việc, người thợ
49
Kỉ
Bản thân mình
50
Cân
Khăn, vải vóc
51
Can
Xâm phạm
52
Yêu
Nhỏ bé
53
广
Nghiễm
Mái che, nhà cửa
54
Dẫn
Bước dài
55
Củng
Hai tay, cùng làm
56
Dặc
Bắn (bằng tên có dây)
57
Cung
Cái cung
58
Đầu con nhím
59
Sam
Lông, tóc
60
Xích
Bước ngắn
Bộ 4 nét
61
心 忄
Tâm
Trái tim, tấm lòng
62
Qua
Giáo mác, vũ khí
63
Hộ
Cửa một cánh
64
手 扌
Thủ
Cánh tay
65
Chi
Nhánh, ngành
66
攴 攵
Phốc
Đánh khẽ
67
Văn
Nét, văn chương
68
Đẩu
Cái đấu
69
Cân
Cái rìu
70
Phương
Vuông vức, phương hướng
71
Không
72
Nhật
Mặt trời
73
Viết
Nói
74
Nguyệt
Mặt trăng
75
Mộc
Cây, gỗ
76
Khiếm
Thở hơi ra, muốn
77
Chỉ
(chân) dừng
78
Đãi
Xấu
79
Thù
Vũ khí thời cổ
80
Không, chớ nên
81
Tỉ
So sánh
82
Mao
Lông
83
Thị
Họ
84
Khí
Hơi, khí
85
水 氵
Thuỷ
Nước
86
火 灬
Hoả
Lửa, nóng
87
Hào
Giao nhau
88
Phụ
Cha
89
Tường
Tấm phản
90
Phiến
Mảnh, tấm
91
Trảo
Móng, vuốt
92
Nha
Răng
93
Ngưu
Trâu, bò
94
犬 犭
Khuyển
Chó, loài thú
Bộ 5 nét
95
Huyền
Đen, bí ẩn, huyền diệu
96
Ngọc
Ngọc
97
Qua
Quả dưa
98
Ngoã
Ngói, gốm, sành sứ
99
Cam
Ngọt
100
Sinh
Sinh sôi, cuộc đời
101
Dụng
Dùng, sử dụng
102
Điền
Ruộng nương, đất đai
103
Sơ (Thất)
Tấm vải
104
Nạch
Ốm đau, bệnh tật
105
Bát
Chân chữ Bát, dạng chân
106
Bạch
Trắng
107
Da
108
Mãnh
Bát, đĩa, chậu
109
Mục
Mắt, nhìn
110
Mâu
Vũ khí cổ, cây giáo
111
Thỉ
Mũi tên
112
Thạch


IV. HỆ THỐNG LỤC THƯ 六 書
Lục thư là sáu cách thành lập văn tự Trung Quốc, bao gồm: Tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú, giả tá. Cụ thể như sau:
1. Tượng hình 象 形: Đây là loại chữ vẽ hình dáng của vật thể. Sau hai biện pháp kết thằng và thư khế, loại chữ tượng hình được tạo ra.Chữ tượng hình là nguồn gốc văn tự của Trung Quốc nhưng không thể cho rằng tất cả văn tự của Trung Quốc đều là chữ tượng hình.
Ví dụ:
-                                     日đọc âm là Nhật (mặt trời)
-                                     月 đọc âm là Nguyệt (mặt trăng)
-                                     車 đọc âm là Xa (cái xe)
-                                     木 đọc âm là Mộc (cái cây)
-                                     呂 đọc âm là Lữ (Lã) (Xương sống, họ Lữ)  
2. Chỉ sự 指 事: Còn gọi là lối Tượng sự 象 事 hay Xử sự 處 事. Đây là thứ chữ mà khi ta nghĩ đến các nét của nó ta sẽ liên tưởng đến một ngụ ý nào đó. Nói cách khác, loại này phải nhìn và xét đoán mới hiểu rõ được ý nghĩa thường dùng để ghi lại những từ có khái niệm trừu tượng không thể vẽ ra được.
Ví dụ:
- 上 âm đọc là Thượng (trên)                      下 âm đọc là Hạ (dưới)
- 看 âm đọc là Khán (xem, nhìn)                本 âm đọc là Bản (gốc)
- 旦 âm đọc là Đán (buổi sáng sớm)           焚 âm đọc là Phần (đốt)
3. Hội ý 會 意: Còn gọi là chữ Tượng ý 象 意, đây là loại chữ có nhiều phần ghép lại, mỗi phần có một nghĩa, nếu hợp các nghĩa lại ta sẽ có được ý nghĩa của cả chữ. Nói cách khác, loại chữ này kết hợp ý nghĩa của hai hoặc ba chữ để tạo thành một chữ mới, ý nghĩa mới.
          Ví dụ:
          - 木 mộc + 木 mộc = 林 âm đọc là Lâm (rừng, nhiều cây)
          - 日 Nhật + 月 Nguyệt = 明 âm đọc là Minh (sáng sủa, rõ ràng)
          - 夕 Tịch + 口 Khẩu  = 名 âm đọc là Danh (tên gọi)
                   - 秋 Thu + 心 Tâm = 愁 âm đọc là Sầu (buồn bã)
                   - 口 Khẩu + 犬 Khuyển = 吠 âm đọc là Phệ (tiếng chó sủa)
                   -口 Khẩu +口 Khẩu +口 Khẩu = 品 âm đọc là Phẩm (bình luận)
          4. Hình thanh 形 聲: Đây là cách thức thông dụng nhất trong các cách cấu tạo chữ Hán. Loại chữ này do hai thành phần cấu tạo ghép lại, một thành phần biểu ý, một thành phần biểu âm.
          Ví dụ:
          - 氵bộ Thuỷ  + 羊 Dương       = 洋 đọc âm Dương (Biển lớn)
          - 土 bộ Thổ            +  成 Thành        = 城 đọc âm Thành (bức tường thành)
          - 金 bộ Kim   +  同 Đồng                   = 銅 đọc âm Đồng (kim loại đồng)
          - 心 bộ Tâm   +  中 Trung       = 忠 đọc âm Trung (lòng trung thành)
          - 艹 bộ Thảo           +   牙 Nha                    = 芽 đọc âm Nha (mần non)
          - 加 Gia         +   木 Mộc                   = 架 đọc âm Giá (cái kệ sách)
          - 氵bộ Thuỷ  +   胡 Hồ           = 湖 đọc âm Hồ (cái hồ nước)
          5. Chuyển chú 轉 注: Đây là những cặp chữ khác nhau về hình thể, âm đọc nhưng giống nhau hoặc gần giống nhau về mặt ý nghĩa. Theo các nhà nghiên cứu, chuyển chú là biện pháp giải thích nghĩa của chữ, không phải là cách cấu tạo chữ.
          Ví dụ:
          - 江 Giang thông nghĩa với    河  (chỉ sông ngòi)
          - 我 Ngã      thông nghĩa với    吾 Ngô (tôi, đại từ nhân xưng ngôi 1)
          - 信 Tín       thông nghĩa với    誠 Thành (thành thực, đáng tin cậy)
          - 豬 Trư       thông nghĩa với    豕 Thỉ (con heo, con lợn)
          - 老 Lão      thông nghĩa với    考 Khảo (già)
          6. Giả tá 假 借: Đây là phép tạo chữ bằng cách mượn một chữ có sẵn, đọc âm khác hoặc đọc đúng âm nhưng mang ý nghĩa khác.
          Ví dụ:
          - 長 đọc âm Trường                 : Dài
                 đọc âm Trưởng                 : Lớn
          - 好 đọc âm Hảo                      : Tốt
                 đọc âm Háo, hiếu             : Yêu thích
          - 道 đọc âm Đạo (1)                : Con đường
                                     (2)                : Đạo đức
                                     (3)                : Một khái niệm trong triết học
          - 說đọc âm Thuyết                  : Nói
                 đọc âm Duyệt                    : Vui lòng
                 đọc âm Thuế                     : Thuyết phục
          - 萬 đọc âm Vạn (1)                 : Con Bò cạp
                                     (2)                : 10.000 (mười ngàn)
          - 來 âm đọc Lai (1)                  : Tên 1 giống lúa
                                   (2)                  : Đến, lại
          - 才 âm đọc Tài (1)                  : Cây non
                                   (2)                  : Tài năng
          V. BỘ THỦ
          1. Bộ thủ là gì?
Trong Hán văn, Bộ 部 là tập hợp những chữ có 1 phần giống nhau nào đó. Đứng đầu mỗi tập hợp, người ta nêu cái giống nhau đó trước tiên, đó chính là bộ thủ 部 首.
          Như chúng ta đã biết, hệ thống Lục thư 六 書 chỉ giải đáp những vấn đề liên quan đến việc phân loại Hán tự 漢 字 dựa trên cơ sở của cơ cấu hình thành và nguyên tắc cấu tạo. Muốn sắp xếp, hệ thống hoá kho chữ Hán cồng kềnh và phức tạp một cách hợp lí, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, người ta đã xây dựng một hệ thống khác cụ thể và chi tiết hơn.
         Dựa vào kết cấu và mối quan hệ giữa ba mặt hình thể - âm đọc – ý nghĩa của văn tự Hán, Hứa Thận 許 慎 đã chia toàn bộ 9353 chữ Hán sưu tập được thành 540 đơn vị và ông gọi là bộ. Dưới mỗi bộ, ông xếp những chữ có liên quan với nhau trên một số phương diện nhất định nào đó. Đứng đầu mỗi bộ, ông lấy một chữ làm tiêu biểu, gọi là bộ thủ. Sự xác lập 540 bộ chữ của Hứa Thận là một cống hiến có ý nghĩa lớn lao đối với ngành Văn tự học 文 字 學 Trung Quốc 中 國. Nó mở đầu cho việc dùng hệ thống bộ thủ làm cơ sở để xếp đặt các chữ trong từ điển, một cách sắp xếp thể hiện được nhiều nét đặc trưng độc đáo và những mối quan hệ nội tại của văn tự Hán.
          Đến đời Minh 明 代 (1368 – 1661), Mai Ứng Tộ 梅 應 祚, một nhà từ vựng học, đã sắp xếp lại các bộ chữ của Hứa Thận, chỉ giữ lại 214 bộ.
          So với hệ thống 540 bộ, hệ thống 214 bộ có gọn gàng tiện lợi hơn. Nhưng, trong việc sử dụng người ta vẫn còn thấy nhiều điều bất hợp lý. Có những bộ quá nhiều chữ ít liên quan với nhau. Có những bộ chỉ có một hai chữ, nhiều khi vẫn phải quay về với hệ thống 540 bộ trong Thuyết văn giải tự 說 文 解 字. Tuy vậy, từ đời Minh trở lại đây, nói chung các bộ từ điển, tự điển nếu xếp chữ theo bộ thủ vẫn lấy 214 bộ của Mai Ứng Tộ làm chuẩn.
          Phần lớn các bộ thủ của 214 bộ đều là chữ Tượng hình 象 形 và gần như hầu hết được dùng làm kí hiệu chỉ ý của chữ hình thanh 形 聲. Trong tình hình chữ hình thanh chiếm khoảng 90% tổng số chữ trong kho văn tự Hán, việc tìm hiểu hệ thống bộ thủ có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Thông thuộc hệ thống bộ thủ, chúng ta sẽ có được một cơ sở rất thuận lợi để ghi nhớ văn tự Hán về cả ba mặt hình thể - âm đọc – ý nghĩa.
          Một bộ phận chữ Nôm 喃 cũng được cấu tạo theo phương thức hình thanh và cũng dùng một số bộ thủ của văn tự Hán làm ký hiệu chỉ ý. Do đó, tìm hiểu kĩ các bộ thủ cũng có ý nghĩa tích cực đối với việc nghiên cứu chữ Nôm sau này.
GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)
III. NGHĨA CỦA TỪ
          Như đã trình bày, quá trình đi từ tự đến từ là là một hành trình khảo sát, xác định những đơn vị ý nghĩa trong một văn bản. Một từ trong cổ văn thường có nhiều nghĩa khác nhau. Chúng được phân chia thành nhiều kiểu loại ngữ nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:
          1. Nghĩa gốc, nghĩa mở rộng:
          Trong số các nghĩa của từ vựng trong cổ văn, mỗi từ thường có nghĩa gốc và các lớp nghĩa khác đều là nghĩa mở rộng. Giữa nghĩa gốc và nghĩa mở rộng thường có mối quan hệ gắn bó với nhau. Nắm được nghĩa gốc của từ thường tạo ra những thuận lợi rất lớn nhờ đó chúng ta mới có thể hiểu được một cách rõ ràng và sâu sắc các nghĩa mở rộng của từ. Nhiều khi, chúng ta phải nắm được nghĩa gốc của từ mới có thể hiểu được ý của câu văn theo khuôn thước lịch sử của nó.
          Chẳng hạn, trong Đại Việt sử ký toàn thư 大 越 史 記 全 書 có chép câu nói của Trần Bình Trọng 陳 平 仲 trả lời tướng giặc: 寧 為 南 鬼 不 為 北 王 Ninh vi Nam quỷ, bất vi Bắc vương (ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không làm vương đất Bắc). Theo nghĩa gốc của từ鬼 quỷ có nghĩa là hồn ma của dân thường, hiểu được nét nghĩa này chúng ta sẽ có được cái nhìn toàn diện về câu nói và quan điểm dân tộc của người anh hùng Trần Bình Trọng.
          Nhận thức nghĩa của từ qua hình thể và kết cấu của Hán tự nhờ đó có thể dễ dàng nắm được nghĩa gốc và nghĩa mở rộng của từ.
          Ví dụ:
          Chữ 中 Trung, nghĩa gốc là “trong, bên trong” (家 中 Gia trung: trong nhà, 房 中 Phòng trung: Trong phòng). Ngoài ra, nó còn có thể mở rộng như: 中 心 Trung tâm (điểm giữa, chính giữa), 夜 中 Dạ trung (nửa đêm, trong đêm)...
          Chữ 亂 Loạn có nghĩa gốc là “giặc giã đánh giết nhau gây nên cảnh rối ren, hãi hùng”, nhưng nó còn có ý nghĩa mở rộng như: 亂 打 Loạn đả (đánh nhau túi bụi), 亂 目 Loạn mục (rối mắt), 亂 言 Loạn ngôn (nói càn, nói nhảm)...
          Chữ 春 Xuân, nghĩa gốc là “một mùa trong năm, mùa xuân”, nó còn có những nghĩa mở rộng khác như春 露xuân lộ (hạt sương móc mùa xuân, ơn huệ), 青 春 Thanh xuân (lúc thiếu niên, trai tráng), 春 情 Xuân tình(tình mùa xuân, tình trai gái), 春 夢 Xuân mộng (mơ xuân, mơ công danh hão huyền)...
          Chữ 習 Tập có nghĩa gốc là “chim tập bay lượn trước tổ”, nghĩa mở rộng ra là “lặp đi lặp lại nhiều lần”, “rèn luyện, tập luyện”, “thành thạo, thói quen”... tương tự là cũng có các chữ như 之Chi, 是 Thị...
          2. Nghĩa cổ, nghĩa mở rộng:
          Nghĩa cổ là nghĩa của chữ Hán trong các thư tịch cổ đại. Nghĩa mới là nghĩa của từ được sử dụng trong khẩu ngữ tiếng Hán hiện đại. Vấn đề này không có những ý nghĩa thực tế liên quan đến người Việt không tiếp xúc hay sử sụng Hán ngữ hiện đại (tức tiếng phổ thông, quan thoại). Bởi lẽ, với tư cách là một thứ ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ từ chương, sách vở, Hán ngữ cổ ở Việt Nam hầu như không tiếp nhận (hoặc chính xác hơn là tiếp nhận rất ít, rất chậm) những thay đổi về quá trình diễn biễn phát triển ngữ nghĩa của tiếng Hán qua các thời đại.
          Ví dụ:
          Chữ 走 Tẩu           Nghĩa cổ : chạy; Nghĩa mới : đi        
          Chữ 快 Khoái       Nghĩa cổ : vui vẻ; Nghĩa mới : nhanh
          Đối với người Hán hiện đại thì những nghĩa cổ của những từ ấy đã trở nên xa lạ, nói chung muốn tìm hiểu rõ thì phải tra cứu trong từ điển. Vấn đề này được đặt ra, suy xét đến căn nguyên, bản thân nó cũng có những ý nghĩa thiết thực đáng quan tâm. Đó là chúng ta phải có một cái nhìn lịch sử đối với nghĩa của từ trong ngôn ngữ Hán. Không nên nhìn nhận vấn đề này một cách giản đơn. Về cơ bản, mối quan hệ giữa nghĩa cổ và nghĩa mới của từ trong Hán ngữ có thể được khái quát ở mấy điểm sau:
          - Giống nhau:
          Ví dụ:         馬          Nghĩa cổ : ngựa;             Nghĩa mới : ngựa
人 Nhân      Nghĩa cổ : người;            Nghĩa mới : người
          - Khác nhau:
          Ví dụ:         走 Tẩu        Nghĩa cổ : chạy;             Nghĩa mới : đi     
 快 Khoái    Nghĩa cổ: vui vẻ;           Nghĩa mới : nhanh
          - Nghĩa mới chỉ là nghĩa mở rộng của nghĩa cổ:
          Ví dụ:                   偷 Thâu      Nghĩa cổ : cẩu thả:                  
Nghĩa mở rộng: trộm, cắp
                                                Nghĩa mới : ăn cắp, ăn trộm
          - Phạm vi khái quát của nghĩa cổ hẹp, nghĩa mới rộng hơn:
          Ví dụ:                   江 Giang     Nghĩa cổ: sông Trường Giang 
                                                Nghĩa mới: chỉ sông nói chung
          - Phạm vi khái quát của nghĩa mới hẹp hơn, nghĩa cổ rộng hơn:
          Ví dụ:                   湯 Thang    Nghĩa cổ: Nước đun sôi nói chung
                                                Nghĩa mới: Nước canh
          3. Từ đồng nghĩa:
          Như chúng ta đã biết, một từ trong Hán ngữ cổ thường có nhiều nghĩa. Ngược lại trong cổ văn cũng có nhiều từ cùng biểu đạt một ý nghĩa, một vật thể, một ý niệm.
Theo 爾 雅 Nhĩ Nhã, một bộ từ điển cổ đại Trung Quốc, để định danh ngựa, bên cạnh chữ 馬 , người ta còn dùng tới 30 từ khác nhau để chỉ cụ thể các loài ngựa khác nhau; bên cạnh chữ 山 Sơn là núi, người ta còn dùng tới 20 từ khác nhau để chỉ núi với những hình dạng, sắc thái, vị trí khác nhau.
Những từ này được gọi là từ đồng nghĩa, tuy vậy, mỗi một ý nghĩa cụn thể của nó vẫn có những điểm khu biệt, vẫn mang những khía cạnh sắc thái riêng biệt. Một mặt, sự khác biệt trong từ nghĩa biểu thị ea ở chỗ đơn giản hoặc phức tạp, khái quát, chung chung hoặc đi sâu vào chi tiết; mặt khác nó còn biểu thị ở phạm vi và điều kiện sử dụng. Chẳng hạn như:
          Nói về ngựa:
          馬 : ngựa nói chung            駒 Câu: ngựa non hai tuổi
          騏 Kỳ : ngựa xám                     騑 Phi: ngựa đóng kèm hai bên
          駙 Phụ: ngựa đóng kèm bên xe         驪 Ly: ngựa ô
          駸 Xâm: dáng ngựa chạy nhanh 鵻 Chuy: ngựa đen pha sắc xanh
          駿 Tuấn: ngựa giỏi                            駛 Sử: ngựa chạy nhanh
          驂 Tham: ngựa đóng kèm 2 bên 驥 : ngựa chạy ngàn dặm
          騧 Qua: ngựa mình vàng                   駢 Biền: Hai ngựa đóng song đôi nhau
          騙 Phiến: ngựa đực bị thiến     驕Kiêu: ngựa cao 6 thước cổ
          Nói về cái chết:
          自 縊 Tự ải: thắt cổ chết          自 絞 Tự giảo: lấy dây quấn cổ chết  
          自 捐 生 Tự quyên sinh: tự bỏ xác mình
          自 剎 Tự sát: tự giết mình bằng vật nhọn
自 盡 Tự tận: tự kết liễu mình  自 死 Tự tử: tự giết mình
自 燒 Tự thiêu: tự đốt mình     自 沉 Tự trầm: tự dìm mình
自 刎 Tự vẫn: tự cắt cổ mình
崩 Băng: thiên tử chết             薨 Hoăng: vua chư hầu chết   
卒 Tốt: quan đại phu chết                 失 祿 Thất lộc: kẻ sĩ chết
死 Tử: thường dân chết
Nói về núi:
屺 : núi trọc                岑 Sầm: núi nhỏ mà cao
Nói về chiến trận:
伐 Phạt: tiến đánh công khai, có chính nghĩa rõ ràng
侵 Xâm: tiến đánh lén lút, phi nghĩa, chiến tranh không tuyên bố
襲 Tập: tiến đánh bất ngờ
征 Chinh: thiên tử đánh chư hầu, dẹp loạn
攻 Công: tiến đánh thành quách, doanh trại\\\\\\\
          Phân biệt sự khu biệt giữa các từ đồng nghĩa là một thao tác ngôn ngữ cần thiết. Nó giúp chúng ta hiểu thấu đáo ý nghĩa của văn cổ vốn ngắn gọn, súc tích, ý tại ngôn ngoại...
          4. Từ đồng âm, dị tự, dị nghĩa:
          Trong tiếng Hán Việt có nhiều từ đồng âm nhưng khác hcwx, khác nghĩa. Ví dụ như:
          Chữ có âm đọc là Cổ:
          古 (xưa):  古 典 cổ điển; 古 渡 cổ độ (bến đò xưa)
          鼓 (cái trống): 鼓 動 cổ động;  鼓 舞 cổ vũ; 鼓 吹 cổ xúy
          股 (đùi, vế): 股 東 cổ đông; 股 份 cổ phần
          Chữ có âm đọc là Minh:
          明 (sáng)              暝 (tối)        盟 (thề)       瞑 (nhắm mắt)     
鳴 (tiếng kếu)       銘 (khắc, ghi)
Chữ có âm đọc là Nhân:
人 (người)   仁 (lòng nhân đạo)         因 (nguyên cớ)     姻 (nhà trai)
Chữ có âm đọc là Tự:
似 (giống như)      嗣 (nối theo)         字 (chữ)      寺 (chùa)
序 (bài tựa)           敘 (kể)                  祀 (cúng tế) 緒 (đầu mối tơ)
5. Sự thay đổi nghĩa của từ:
Trong văn bản cổ văn, chúng ta thường gặp sự thay đổi ý nghĩa từ vựng của chữ. Có thể phân thành mấy loại như sau:
- Thay đổi theo âm đọc, ví dụ như:
Chữ 分        đọc âm Phân:       phân chia, chia ra
                   đọc âm Phần:       bộ phận (đối lập với toàn thể)
Chữ 使        đọc âm Sử:           sai khiến
                   đọc âm Sứ:           đi sứ ngoại giao, sứ giả
Chữ傳        đọc âm Truyền:     trào từ người này sang nười khác
                   đọc âm Truyện:     sự tích
Chữ 處        đọc âm Xứ:           nơi chốn
                   đọc âm Xử:           lui về ở ẩn
Chữ 為        đọc âm Vị:            là vì, vì
                   đọc âm Vi:            làm
6. Từ cùng nghĩa, khác âm, khác chữ:
Đây là những từ có cùng chung một nét nghĩa biểu đạt nhưng lại có âm đọc và cách viết chữ khác nhau.
Ví dụ:
Chữ 哭 âm đọc là Khốc : khóc rống lên
Chữ 泣 âm đọc là Khấp : khóc thầm
Thơ Đỗ Phủ 杜 甫 đời Đường 唐 có câu:   
          “白 水 暮 東 流, 青 山 猶 哭 聲” (新 安 吏)
          Bạch thuỷ mộ đông lưu, thanh sơn do khốc thanh (Tân An Lại)
(Nước trăng buổi chiều chảy về đông, núi xanh hãy còn tiếng khóc)
Thơ Nguyễn Du 阮 攸 cũng có câu:
          “不 知 三 百 餘 年 後
 天 下 何 人 泣 素 如...” (讀 小 青 記)
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Độc Tiểu Thanh ký)
(Không biết rồi ba trăm năm lẻ nữa
Thiên hạ ai người khóc Tố Như chăng)
          7. Điển cố 典 故
          Theo GS. Đào Duy Anh, Điển典 là phép tắc, giữ coi; Cố故 là cũ, xưa, điển cố là những chuyện xưa tích cũ trong sách vở xưa (allusion). Theo nghĩa hẹp, điển cố là sự tích cũ được nhắc lại để phô diễn một ý nào đó.
          Trong Việt Nam văn học sử yếu, GS. Dương Quảng Hàm định nghĩa: “Điển (nghĩa đen là việc cũ) là một chữ hoặc một câu có ám chỉ đến một việc cũ, một tích xưa khiên cho người đọc sách phải nhớ đến việc ấy, sự tích ấy mới hiểu ý nghĩa và cái lý thú của câu văn. Dùng điển, chữ Nho gọi “dụng điển 用 典” hoặc “sử sự 使 事” (nghĩa đen là khiến việc), ý nói sai khiến việc đời xưa cho nó có thể ứng dụng vào bài văn của mình...
          Đối với điển cố trong thơ văn, Hán ngữ đại từ điển 漢 語 大 辭 典thì cho rằng điển cố là “những chuyện xưa thời cổ đại hay từ cú có nguồn gốc xa xưa được dẫn dụng trong các tác phẩm văn học...” (詩 文 里 引 用 的 古 書 中 的 古 事 或 詞 句 Thi văn lý dẫn dụng đích cổ thư trung đích cổ sự hoặc từ cú), Từ nguyên 辭 源 (舊 本Cựu bản) và bản Quốc ngữ từ điển 國 語 詞 典 giải thích điển cố là “những sự việc cũ làm điển chế mẫu mực” (典 例 故 實 Điển lệ cố thực). Từ Hải 辭 海 (舊 本Cựu bản) thì cho điển cổ chỉ là “chuyện cũ” (故事 cố sự). Trong khi đó, Từ nguyên 辭 源 (新 本 Tân bản) thì giải thích là “trong thơ văn dẫn dụng các chuyện cũ thời cổ đại hay những từ ngữ có xuất xứ từ trước” (文 中 引 用 的 古 代 故 事 和 有 來 歷 出 處 的 詞 語 Văn trung dẫn dụng đích cổ đại cố sự hoà hữu lai lịch xuất xứ đích từ ngữ).
          Những tên gọi khác của điển cố là: Cố điển 故 典, cổ điển古 典, điển thực典 實, cựu điển 舊 典, vãng điển 往 典, sự 事, điển典, cổ sự 古 事, cố thực故 實. Việc sử dụng điển cố cũng có nhiều tên gọi khác nhau: Dụng sự 用 事, dụng điển 用 典, sử sự使 事, dẫn sự引 事, lệ  sự 例事, biên sự編 事, vận điển 運 典.
          Ở Việt Nam, điển cố và việc sử dụng điển cố cũng có nhiều tên gọi khác nhau: Điển tích, dụng điển, dùng điển, lấy chữ, sử dụng điển cố, dùng điển cố...
          Phương thức hình thành của điển cố được dựa trên cơ sở rút gọn tinh thần chung, hình tượng chung của toàn bộ câu chuyện hay một vài khí cạnh của một câu chuyện, một câu thơ, câu văn hoặc bài thơ, bài văn thành những từ ngữ ngắn gọn. Vì vậy, trong ngôn ngữ văn học, điển cố là một dạng từ ngữ đặc biệt mà ý nghĩa của nó có thể được mở rộng tuỳ theo trường liên tưởng của tác giả và độc giả.
          Hình thức thể hiện của điển cố: với một lối cấu trúc đặc biệt, điển cố thể hiện sức mạnh của mình trên cơ sở xây dựng một đối tượng được so sánh gắn liền với hình ảnh tượng trưng trong một tương quan mở rộng. Vì thế, hình thức đa dạng và linh động của lớp từ ngữ đặc biệt này là yếu tố quan trọng góp phần to lớn cho sự hoàn thiện các chức năng tưởng tượng và liên tưởng trong văn học.
          - Điển cố với tính đa dạng về biến thể hình thức, thể hiện trong các cấu trúc từ, ngữ, câu. Nó có thể là một từ, một cụm từ, một câu.
          Ví dụ: “Muộn màng thay giấc điềm bi” (Sơ kính tân trang 梳 鏡 新 妝)
Bi là mượn chữ trong Kinh Thi, nằm chiêm bao thấy gấu, ý nói sinh con trai.
                   “Trải qua một cuộc bể dâu...” (Truyện Kiều), bể dâu là cụm từ được mượn trong Liệt tiên truyện 列 仙 傳 chỉ sự thay đổi của cuộc đời.
                   “Trước sau nào thấy bòng người, hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” (Truyện Kiều), câu này Nguyễn Du đã mượn ý từ bài thơ Đề tích sở kiến xứ 題 昔 所 見 處 của Thôi Hộ 崔 護đời Đường 唐.
          - Bản thân từ ngữ của điển cố sau khi được rút gọn thể hiện dưới hai hình thức Hán Việt hoặc thuần Việt.
          Ví dụ như: điển “nguyệt lão”, “xích thằng” (nói về tình duyên) còn có thể diện đạt lại thành: ông tơ, bà nguyệt, trăng già, tơ hồng, thơ thắm, tơ đỏ, chỉ đỏ, dây thắm, xe mối, xe duyên, xe tơ... “quyết đem tơ thắm mà giam bông đào” (Cung oán ngâm khúc)
          Tóm lại, “Sử dụng điển cố, các tác giả xưa một sử dụng một hệ thống ngôn từ đặc biệt, một lớp từ vựng đặc thù của văn chương cổ ddiern để khai thác điểm lợi thế của một phần kiến thức nền mà người đọc có văn hoá có được nhằm khơi gợi ở họ kiến thức và sự thông hiểu trọn vẹn ý tưởng tác phẩm. Nó có chức năng kích thích ký ức của người đọc đã mang lại sự cảm hứng thú vị, bởi lời giải đáp sẽ không đến ngay nếu bỏ qua giai đoạn trung gian của hình tượng điển cố. Sự trở về của ký ức tạo cảm giác nối tiếp những giá trị của quá khứ về kiến thức và kinh nghiệm” (Đoàn Ánh Loan)
GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)
BÀI 2:                  ĐẶC ĐIỂM TỪ PHÁP HÁN VĂN CỔ
          I. SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA TỰ VÀ TỪ
          Văn tự Hán ngữ được chia thành hai loại: văn 文 và tự 字.  Văn là loại chữ có kết cấu đơn giản, tự là loại chữ có kết cấu phức tạp. Ở đây, tựđược dùng với hàm nghĩa rộng hơn: tự là chữ nói chung, là một đơn vị của hệ thống văn tự Hán.
          Như đã nói, tự là chữ có kết cấu đơn giản, thuần nhất, là một đơn vị văn tự dược biểu thị bằng một âm tiết nhất định, là đơn vị của chữ viết. Trong khi đó, từ 辭 là một đơn vị ý nghĩa, nó phải có ý nghĩa, là những chữ có kết cấu phức tạp, từ là đơn vị của ngôn ngữ. Xét mối quan hệ giữa tự và từ, ta có thể nhận thấy chúng có một số mối quan hệ sau:
          - Một tự có thể là một từ, khi đó nó phải thông nhất ở ba bình diện hình thể, âm đọc và ý nghĩa. Ví dụ: 日 Nhật: mặt trời, 月 Nguyệt: mặt trăng, 明 Minh: sáng...
          - Một tự có thể trở thành một phần của từ. Ví dụ: 蟋 Tất trong 蟋 蟀Tất suất (con dế), 葡 Bồ trong 葡 萄 Bồ đào (quả nho)... Khi đó, một tự là một tập hợp nét nhất định, biểu thị một âm tiết nhất định, co thể có nghĩa như 仁 Nhân và 義 Nghĩa trong từ仁 義 Nhân nghĩa, cũng có thể vô nghĩa như 徘 Bồi trong từ 徘 徊 Bồi hồi, hoặc có thể không còn giữ được nguyên nghĩa như 君 Quân hoặc 子 Tử trong từ 君 子 Quân tử, 小 Tiểu hoặc 人 Nhân trong từ 小 人 Tiểu nhân...
          Tóm lại, Tự là đơn vị văn tự, từ là đơn vị ý nghĩa. Vì vậy, với những đặc trưng cố hữu của ngôn ngữ văn tự Hán, chúng ta phải bắt đầu từ tự để tìm hiểu về từ. Hán ngữ là cổ là một ngôn ngữ đơn lập, văn tự Hán thuộc loại chữ viết biểu ý, ghi âm tiết. Do đó, mỗi chữ Hán thường là một từ. Ví dụ: 因 Nhân (nguyên cớ), 欺 Khi (khinh mạn), 秋 Thu (mùa thu).... Mỗi chữ trong các ví dụ đã nêu đều biểu thị ở 03 phương diện Hình形 – Âm 音 – Ý 意. Đối với các ví dụ như  葡 萄Bồ đào, 琵 琶 Tỳ bà,  蟋 蟀Tất suất, 匍 匐 Bồ bặc (bò lổm ngổm)... xét trong mối tương quan kết hợp tạo nên từ chúng chỉ có thể là những ký hiệu biểu âm đơn thuần, không cần thiết phải tìm hiểu về mặt ngữ nghĩa.
          II. TỪ ĐƠN ÂM VÀ TỪ ĐA ÂM
          1. Từ đơn âm: là những từ chỉ có một âm tiết và được biểu thị bằng một tự, do đó nó còn được gọi là một đơn vị văn tự âm tiết.
          Ví dụ:
          人 Nhân (người)   手 Thủ (tay)                   足 Túc (chân)      
山 Sơn (núi)                    河Hà (sông)         仙 Tiên (tiên)
我 Ngã (ta)           你 Nễ (anh)           他 Tha (anh ấy)
代 Đại (đời)                   高 Cao (Cao)        天 Thiên (trời)
官 Quan (quan)    福  Phúc (phước) 邦 Bang (nước)
Trong Hán ngữ, từ đơn âm chiếm ưu thế tuyệt đối về mặt số lượng. Tình trạng này đã đưa đến một hiện tượng ngôn ngữ như sau: Phần lớn Hán tự thời trước đều là những đơn vị hoàn chỉnh, có đầy đủ cả ba mặt Hình thể – Âm đọc – Ý nghĩa. Rất nhiều từ đơn âm thuộc loại này đã đi vào kho từ vựng cơ bản của ngôn ngữ Hán, bảo tồn được ý nghĩa nguyên thuỷ của nó cho đến ngày nay. Thí dụ như: 看 Khán (trông, xem); 見 Kiến (nhìn thấy) 取 Thủ (lấy); 朕 Trẫm (ta, tiếng vua tự xưng)...
2. Từ đa âm: là những từ gồm có hai âm tiết trở lên hay được biểu thị bằng hai đơn vị văn tự - âm tiết trở lên.
Ví dụ:
琵 琶Tỳ bà                              蟋 蟀Tất suất                 葡 萄Bồ đào
元 宵 Nguyên tiêu                    君 子Quân tử                 小 人Tiểu nhân
          Về từ đa âm, chúng ta cần lưu ý một số điểm như sau:
          - Tuyệt đại bộ phận từ đa âm trong Hán ngữ đều là từ song âm (từ có hai âm tiết). Từ gồm ba âm tiết hoặc ba âm tiết trở lên rất hiếm, phần lớn đều là những từ phiên âm, từ ghi tên người, tên đất, từ ghi tên các danh hiệu, chức tước hoặc từ có nguồn gốc ngoại lai.
          - Theo quy luật tiết kiệm ngôn ngữ, nhiều từ đa âm đã được sử dụng như từ đơn âm bằng cách bỏ bớt âm tiết. Chẳng hạn như, người ta dùng chữ 麟 Lân để thay thế cho từ 麒 麟Kì lân (một loại thú trong thần thoại Trung Hoa), 獅Sư thay cho 獅 子Sư tử... Hiện tượng này thường xuyên xảy ra trong ngôn ngữ thơ ca, văn xuôi có đối, có vần
          III. TỪ ĐƠN VÀ TỪ GHÉP
          Căn cứ vào mức độ đơn hay phức tạp trong ý nghĩa nội hàm của từ, các nhà nghiên cứu cổ Hán ngữ đã phân chia thành từ đơn và từ ghép:
1. Từ đơn:  là những từ có kết cấu đơn thuần, thông thường có một âm tiết, do một tự biểu thị.
Ví dụ:         紫 Tử (màu tím)  屋 Ốc (cái nhà)     門 Môn (cửa)          吾Ngô (ta, tôi)   馬  (ngựa)   猴 Hầu (khỉ)
Điều cần phải lưu ý là, từ đơn không phải là từ đơn âm. Có những từ đơn là từ đa âm. Trước hết, đó là những từ có gốc gác rất cổ xưa hoặc có nguồn gốc ngoại lai như: 蟋 蟀 Tất suất, 麒 麟 Kì lân, 剎 那Sát – na (khoảng khắc)...
Ngoài ra, đại bộ phận từ đơn đa âm là từ láy, cụ thể như sau:
Từ láy hoàn toàn: 蕭 蕭Tiêu tiêu (tiếng ngựa hí, tiếng gió rít), 灝 灝 Hạo hạo (rộng mênh mông), 灩 灩 Liễm liễm (nước động sóng sánh), 濺 濺Tiên tiên (nước chảy ve ve), 濯 濯 Trạc trạc (sáng sủa)....
Từ láy bộ phận:
Láy phụ âm đầu (song thanh 雙 聲): 玲 瓏 Linh lung (tiếng ngọc kêu), người Việt dùng để chỉ ánh sáng đẹp hoặc 匍 匐 Bồ bặc (bò lổm ngổm)
Láy phần vần (điệp vận 疊 韻): 徘 徊 Bồi hồi (đi đi, lại lại, quanh co, không tiến lên được), người Việt dùng để chỉ tâm trạng lo lắng, bồn chồn.
          2. Từ ghép: là những từ có kết cấu không đơn thuần, phần nhiều là do hai từ kết hợp với nhau mà tạo thành. Các thành tố của từ ghép có liên quan với nhau về mặt ý nghĩa. Căn cứ vào phương thức cấu tạo, người ta chia từ ghép trong Hán ngữ cổ thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:
          - Từ ghép trùng lặp: loại từ gép này do hai từ đơn giống nhau hoàn toàn về hình – âm – ý ghép lại và mang ý nghĩa chung hoặc mang ý nghĩa toàn thể, liên tục, lặp đi lặp lại.
          Ví dụ:
          人 Nhân (người)                      人 人 Nhân nhân (mọi người)
          家 Gia (nhà)                                      家 家 Gia gia (mọi nhà)
          年 Niên (năm)                          年 年 Niên niên (hằng năm)
          處 Xứ (nơi chốn)                      處 處 Xứ xứ (khắp nơi, mọi chốn)
          Sự kết hợp này làm tăng thêm hàm nghĩa của từ gốc. Nói cách khác, nghĩa của từ ghép loại này được sinh thành và phát triển theo cơ sở ngữ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên nó. Đây là sự khác biệt căn bản giữa loại từ ghép trùng lặp và từ láy hoàn toàn (từ đơn đa đa âm). Cụ thể của sựu phân biệt này là: Với từ ghép trùng lặp, nếu tách hai yếu tố này ra thì mỗi yếu tố đều có ý nghĩa giống hoặc tương tự, gần giống với nghĩa chung của toàn từ. Ví dụ: 蕭 蕭Tiêu tiêu (tiếng ngựa hí, tiếng gió rít), nếu tách rời ra thì 蕭Tiêu  sẽ mang một ý nghĩa khác hẳn, 蕭 Tiêu là tên của một loại cỏ. Người ta không thể căn cứ vào ý nghĩa gốc của từ này để tìm ra ý nghĩa của toàn từ láy Tiêu tiêu.
          - Từ ghép đẳng lập:
a.Từ ghép đẳng lập là những từ ghép có sự kết hợp hai từ có ý nghĩa giống nhau, gần giống nhau hoặc trái ngược nhau tạo thành một ý nghĩa chung. Loại từ ghép này có hàm nghĩa “nói chung”, “chỉ chung” hoặc tăng cường sắc thái ý nghĩa.
          Ví dụ:
          國 家 Quốc gia (nước nhà)                父 母 Phụ mẫu (cha mẹ)
           兄 弟 Huynh đệ (anh em)                  夫 婦 Phu phụ (vợ chồng)
          朋 友Bằng hữu (bạn bè)                             生 子 Sinh tử (sống chết)
          飲 食 Ẩm thực (ăn uống)                             污 濁 Ô trọc (dơ bẩn)
          尋 覓 Tầm mịch (tìm kiếm)               戲 弄 Hí lộng (đùa giỡn)
          顯 著 Hiển trứ (rõ ràng, nổi bật)       險 阻 Hiểm trở (gian nan)
          GS. Đặng Đức Siêu đã nhận xét rằng: Có lẽ đây là phương thức cấu tạo từ ghép xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất trong Hán ngữ cổ. Sự xuất hiện những từ ghép loại này một mặt đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về mặt chính xác, tinh tế của sinh hoạt ngôn ngữ. Mặt khác, chúng cũng góp phần giải quyết sự hỗn loạn rắc rối do quá nhiều từ đơn âm, đồng âm dị nghĩa gây ra.
          Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng, những thành tố cấu tạo từ ghép loại này có thể xuất hiện với tư cách là một từ đơn. Chẳng hạn như: từ朋 友Bằng hữu (bạn bè nói chung) nhưng 朋Bằng và 友Hữu vẫn có thể đứng riêng độc lập với những sắc thái khác nhau. 朋Bằng làbạn bè cùng chung chí hướng;  友Hữu là bạn bè quen biết, ngoài ra nó còn có thể mang nghĩa như một động từ “làm quen, kết bạn”
          b. Trong từ ghép đẳng lập, có một số từ kết hợp từ những từ trái nghĩa nhau:
          + Tạo nên nghĩa chung, bao gồm ý nghĩa của cả hai thành tố.
Ví dụ như:
男 女 Nam nữ (trai gái)            彼 此 Bỉ thử (đó đây)
+ Tạo nên nghĩa riêng biệt, tức là tạo nên nghĩa mới, không bao gồm nghĩa riêng của từng thành tố.
Ví dụ như: 左 右 Tả hữu (kẻ thân cận)
+ Nghĩa của một thành tố trở thành ý nghĩa chung của từ ghép.
Ví dụ như:
得 失 Đắc thất (được mất, nghĩa thiên về mất)
          緩 急 Hoãn cấp (cấp bách, khẩn cấp), trong đó緩 Hoãn là chậm chạp, thư thả, không vội; 急 Cấp: nhanh chóng, vội vàng...
          2. Từ ghép chính phụ:
Là những từ ghép kết hợp hai từ theo quan hệ chính phụ, nghĩa của thành tố này quy định hạn chế nghĩa của thành tố kia (thông thường thành tố đầu đóng vai trò chủ chốt, chủ yếu) tạo nên một nghĩa hoàn chỉnh, gắn bó hữu cơ với nhau. Tức là trong hai thành tố tham gia cấu tạo đó có một thành tố là chính, một thành tố là phụ.
          Ví dụ:
          祖 國 Tổ quốc (quê cha, đất nước)     不 義 Bất nghĩa (không có nghĩa)
          非 常 Phi thường (vượt bậc)            神 速 Thần tốc (nhanh chóng)
          故 人 Cố nhân (người cũ)                  固 守 Cố thủ (giữ vững)
人 權 Nhân quyền (quyền làm người) 博 愛 Bác ái (yêu thương)
王 國 Vương quốc (đất nước theo chế độ quân chủ)
國 王 Quốc vương (vua)                    行 乞 Hành khất (ăn mày)
           Trong từ ghép chính phụ danh từ của tiếng Hán cổ, yếu tố chính thường nằm ở phía sau.
          Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ cần lưu ý: Từ tố tham gia cấu tạo từ ghép đẳng lập phải cùng một loại từ (danh, động, tính,...)
          Ví dụ:
          冷 淡 Lãnh đạm (nhạt nhẽo):            Tính từ + tính từ
          3. Từ ghép kết hợp
 Từ ghép kết hợp là loại từ ghép được kết hợp hai từ thành một chỉnh thể mang theo một ý nghĩa riêng biệt, ý nghĩa chung của từ ghép không phải là ý nghĩa của hai thành tố cộng lại.
          Ví dụ như:
          天 下 Thiên hạ (nhân dân và đất đai dưới gầm trời)
          寡 人 Quả nhân (người ít đức, tiếng vua tự xưng)
          封 建 Phong kiến (một kiểu chế độ xã hội)
          Đặc điểm của từ ghép loại này là những nhóm từ được rút gọn lại. Hai chữ  天 下 Thiên hạ là do cụm từ 普 天 之 下 Phổ thiên chi hạ (toàn bộ nhân dân và đất đai dưới gầm trời này) rút gọn mà ra. Tương tự, 寡 人Quả nhân do cụm từ 寡 德 之 人 Quả đức chi nhân (kẻ ít phúc đức này, lời nói nhún nhường của vua chúa thời xưa) hay封 建 Phong kiến  là do cụm từ 封 爵 建地 Phong tước kiến địa (ban chức tước và xây dựng thái ấp riêng) nói gọn thành.
  Nếu ta tách rời từng thành tố mà suy xét thì chúng ta sẽ không thể đi đến nghĩa chung của từ này.
GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)
3. Phân tích một số bộ thủ:
          Nhìn chung, hệ thống 214 bộ thủ giúp chúng ta có được một cái nhìn toàn diện hơn về kho từ vựng phức tạp và có thể hệ thống hoá đại bộ phận văn tự Hán một cách đơn giản, gọn gàng.
          Dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu phân tích một số bộ thủ thông dụng nhất:
          - 人 Nhân: Viết bên trái thành 亻, nói chung thường gắn với những chữ có liên quan đến con người. Ví dụ như: 仁 Nhân (lòng thương người); 休 Hưu (nghỉ ngơi); 伴 Bạn (bạn); 俊 Tuấn (người tài giỏi); 傑 Kiệt (tài giỏi phi thường); 儒 Nho (đạo Nho, người có học)
          - 木 Mộc: Nói chung thường liên quan đến cây cối, đồ gỗ. Ví dụ như: 本 Bản (gốc cây); 林 Lâm (rừng); 樹 Thụ (cây lâu năm, cổ thụ); 梅Mai (cây mơ); 桃 Đào (cây Đào); 枝 Chi (cành nhánh)...
          - 水 Thuỷ: Viết bên trái thành 氵, nói chung thường liên quan đến nước. Ví dụ như: 江 Giang (sông); 河  (sông); 池 Trì (ao), 溪 Khê (khe suối); 清 Thanh (nước trong); 濁 Trọc (nước đục); 深 Thâm (nước sâu); 淺Thiển (nước cạn)...
          - 土 Thổ: Ý nghĩa thường liên quan đến đất đai. Ví dụ như: 城Thành (bờ tường thành); 培 Bồi (đắp đất thêm); 基  (nền móng); 壘 Luỹ(hào luỹ, thành luỹ)...
          - 心 Tâm: Viết bên trái thành 忄, về cơ bản là thường liên quan đến suy tư, tình cảm. Ví dụ như: 思 Tư (suy nghĩ); 恩 Ân (ơn nghĩa); 悲 Bi(buồn thảm); 愛 Ái (yêu thương); 恨 Hận (thù nhau); 惜 Tích (thương tiếc)...
          - 艸 Thảo: Viết trên đầu thành艹, nói chung thường liên quan đến cỏ cây. Ví dụ như: 草 Thảo (cỏ), 芳 Phương (mùi thơm của cỏ cây); 葉 Diệp(lá); 落 Lạc (lá rụng); 苔 Đài (rêu xanh)...
          - 雨: Ý nghĩa của nó thường liên quan đếnn hiện tượng tự nhiên là mưa. Ví dụ như: 雲 Vân (mây); 雷 Lôi (sét); 雪 Tuyết (tuyết trắng); 霜Sương (sương giá); 電 Điện (chớp)...
          - 欠 Khiếm: Nhìn chung thường gắn liền với các hoạt động tâm sinh lý của con người. Ví dụ như: 吹 Xuy (thổi); 歌 Ca (hát); 飲 Ẩm (uống); 歡Hoan (vui vẻ)....
          - 厂 Hán: thường gắn liền với những chữ có liên quan đến sườn núi, vách núi, núi non. Ví dụ như 崖 Nhai (sườn, vách núi); 厚 Hậu (núi to cao chồng chất lên cao, sau mở rộng nghĩa ra thành dày, đầy đặn, hậu hĩnh); 厲Lệ (đá mài, sau mở rộng ra thành rắn rỏi) ...
          - 火 Hoả: Có khi viết thành 灬, ý nghĩa của nó thường gắn với những chữ có liên quan đến lửa, đun nấu, nóng chín... ví dụ như: 煙 Yên(khói); 炎 Viêm (nóng); 烹 Phanh (nấu); 熟 Thục (nấu chín, chín)...
          - 走 Tẩu: Thường gắn với những chữ có liên quan đến đi lại..., ví dụ như: 超 Siêu (nhảy qua); 越 Việt (vượt qua); 起 Khởi (đứng lên, bắt đầu, lên cao, phát triển)...
          - 辵 Sước: Có khi viết thành 辶, khi tạo chữ thương mang ý nghĩa vận chuyển, di chuyển... ví dụ như: 過 Quá (đi qua); 進 Tiến (tiến tới); 退Thoái (lùi bước); 追 Truy (đuổi theo); 迎 Nghinh (chào đón)...
          - 阜 Phụ: Viết thành bộ 阝khi ở bên trái chữ, vốn có nghĩa là núi đất, thường gắn với những chữ có liên quan đến gò đất, đồi núi... Ví dụ như: 陵Lăng (gò đống lớn, sau có nghĩa là lăng mộ); 陸 Lục (chỗ đất cao, bằng phẳng); 阻 Trở (đường qua đồi núi khó khăn); 險 Hiểm (đường đồi gập gềnh); 階 Giai (bậc thềm); 陟 Trắc (trèo lên cao)...
          VI. CÁCH VIẾT CHỮ HÁN (QUY TẮC BÚT THUẬN)
          1. Khái niệm nét bút trong quy tắc bút thuận:
          Khi ta đặt bút xuống và nhấc bút lên thì được tính là một nét. Trong quy tắc bút thuận Hán văn có 08 nét cơ bản:
          - Nét ngang:  一
          - Nét sổ: 丨
          - Nét móc:
          - Nét gãy:
          - Nét chấm:
          - Nét phẩy:
          - Nét hất:
          - Nét mác:
          2. Quy tắc viết chữ Hán
          Trong Hán văn cổ có 06 cách viết cơ bản:
          - Trên trước dưới sau:              二 Nhị; 三 Tam
          - Ngang trước sổ sau:              十 Thập; 丁 Đinh
          - Giữa trước hai bên sau:        小 Tiểu; 樂 Nhạc
          - Trái trước phải sau:              川 Xuyên; 情 Tình; 池 Trì
          - Ngoài trước trong sau:                   月 Nguyệt; 同 Đồng; 网 Võng
          - Phẩy trước mác sau:              Bát; 人 Nhân;  mộc
          -  Vào trong đóng lại:             日 Nhật; 回 Hồi; 曰 Viết...
          VII. CÁCH THỨC TRA TỪ ĐIỂN
          Về cách thức tra từ điển, tự điển Hán văn, từ trước đến nay có nhiều cách tra khác nhau, phổ biến nhất là hai cách tra cứu sau:
          1. Tra theo nét bút: Ta đếm tổng số nét của chữ, sau đó tra trong biểu chữ Hán ở cuối hoặc đầu từ điển, tự điển, căn cứ vào số nét mà do tìm.
          2. Tra theo bộ thủ của chữ: Ta đến bộ thủ của chữ có bao nhiêu nét, sau đó tra vào Tổng mục lục của từ điển để do tìm số trang của bộ thủ, tiếp tục đến số nét còn lại của chữ và sau đó tìm chữ.
GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)
113
示 礻
Thị (Kì)
Thần cúng tế, chỉ bảo
114
Nhữu
Dấu chân
115
Hoà
Cây lúa
116
Huyệt
Hang, lỗ, hốc
117
Lập
Đứng
Bộ 6 nét
118
Trúc
Trúc, tre
119
Mễ
Gạo
120
Mịch
Tơ, sợi
121
Phẫu
Cái vò
122
Võng
Lưới
123
Dương
Con dê
124
Lông chim
125
Lão
Già
126
Nhi
Mà (liên từ)
127
Lỗi
Cái cày
128
Nhĩ
Lỗ tai
129
Duật
Cây bút
130
肉 (月)
Nhục
Thịt
131
Thần
Bề tôi
132
Tự
Tự mình
133
Chí
Đến, tới
134
Cữu
Cối xay
135
Thiệt
Cái lưỡi
136
Suyễn
Trái ngược
137
Chu
Thuyền
138
Cấn
Xuyền xoàng, mộc mạc
139
Sắc
Màu sắc, sắc đẹp
140
艸 (草)
Thảo
Cỏ
141
Vằn vện
142
Trùng
Sâu bọ
143
Huyết
Máu
144
Hành
Đi
145
Y
Áo
146
Á
Cái nắp đậy
Bộ 7 nét
147
Kiến
Thấy, nhìn
148
Giác
Sừng
149
Ngôn
Nói
150
Cốc
Hang
151
Đậu
Dụng cụ chứa đựng
152
Thỉ
Con lợn
153
Trãi (Trĩ)
Loài thú có một sừng
154
Bối
Vỏ sò, tiền của
155
Xích
Đỏ
156
Tẩu
Chạy, đi
157
Túc
Cái chân
158
Thân
Thân mình
159
Xa
Cái xe
160
Tân
Cay
161
Thần
Giờ, lúc
162
辶 辵
Sước
Đi, vận chuyển
163
邑 (阝)
Ấp
Đô thị, đô ấp
164
Dậu
Men rượu
165
Biện
Phân tích
166
Làng quê, dặm đường
Bộ 8 nét
167
Kim
Vàng, kim loại
168
Trường
Dài
169
Môn
Cửa hai cánh
170
阜 (阝)
Phụ
Gò đống
171
Đãi
Kịp
172
Chuy
Con chim non
173
Mưa
174
Thanh
Màu xanh
175
Phi
Không, sai trái
Bộ 9 nét
176
Diện
Mặt
177
Cách
Da thuộc
178
Vi
Da mềm
179
Cửu
Hành hạ
180
Âm
Tiếng, âm thanh
181
Hiệt
Đầu (người)
182
Phong
Gió
183
Phi
Bay
184
Thực
Ăn, thực phẩm
185
Thủ
Cái đầu
186
Hương
Mùi thơm
Bộ 10 nét
187
Ngựa
188
Cốt
Xương
189
Cao
Cao
190
Tiêu
Tóc dài
191
Sưởng
Ủ rượu, ngâm rượu
192
Cách
Nồi, chõ
193
Quỷ
Ma quỷ
194
Đấu
Đánh nhau
Bộ 11 nét
195
Ngư
196
Điểu
Chim
197
Lỗ
Muối mặn
198
鹿
Lộc
Hươu nai
199
Mạch
Lúa mạch
200
Hoàng
Màu vàng
Bộ 12 nét
201
Thử
Lúa nếp
202
Xỉ
Răng
203
Ma
Cây gai
204
Hắc
Đen, tối
Bộ 13 nét
205
Chỉ
Thêu thùa
206
Mãnh
Loài bò sát
207
Đỉnh
Đỉnh vạc
208
Cổ
Cái trống
Bộ 14 nét
209
Thử
Con chuột
210
Tị
Cái mũi
Bộ 15 nét
211
Tề
Đều đặn, bằng nhau
Bộ 16 nét
212
Long
Con rồng
Bộ 17 nét
213
Quy
Rùa
214
Dược, Thược
Ống sáo
GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)
Bài 4:           TỪ HÁN VIỆT VÀ VIỆC GIẢNG DẠY NGỮ VĂN
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Trong kho tàng từ vựng tiếng Việt, lớp từ Hán Việt chiếm một tỷ lệ  rất lớn. Nó là đã trở thành một bộ phận ngôn ngữ quan trọng và gắn bó chặt chẽ một cách lịch sử với bản ngữ, góp phần tích cực làm cho ngôn ngữ Việt thêm phong phú, chuẩn xác, đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu do cuộc sống văn hóa xã hội phát triển đề ra. Nhưng do kết cấu ngữ nghĩa đặc thù của nó, đối với phần lớn người học và sử dụng ngôn ngữ cảm thấy lạ và khó hiểu. Vấn đề đưa từ Hán Việt vào giảng dạy ở chương trình phổ thông là một công việc cần thiết. Trước hết, nó có thể giúp cho học sinh hiểu và sử dụng đúng lớp từ này, cảm thụ được những nét tinh tế, cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học cổ điện được giảng dạy trong chương trình THPT. Bên cạnh đó, công việc này cũng đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu mến tiếng nói của dân tộc, vốn văn hoá của cha ông.
         I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ CỦA TỪ HÁN VIỆT
         1. Quá trình du nhập và tính chất, đặc điểm các giai đoạn du nhập
Từ Hán Việt 漢 - 越 詞 có nguồn gốc từ chữ Hán 漢 字. Đây là loại chữ do người Hán 漢 人 sáng tạo cách đây khoảng 3000 năm ở lưu vực sông Hoàng Hà 黃 河 và Vị Hà 渭 河 (Trung Quốc 中 國). Các nhà nghiên cứu Trung Quốc căn cứ vào những mảnh yếm rùa, xương thú có khắc vạch phát hiện được tại vùng Ân Khư 殷 墟 (Hà Nam, Trung Quốc) đã xác định niên đại sớm nhất là vào triều Vũ Đinh 禹 丁nhà Ân Thương 殷 商 (Khoảng 1324 – 1266 TCN). Đây là dạng chữ viết ban đầu của người Trung Quốc. Trải qua các thời kỳ lịch sử, chữ trung Quốc đã có những biến đổi cả về hình thể và âm đọc phù hợp với tình hình phát triển của xã hội ở từng giai đoạn.
Tiếng Việt vay mượn chữ Hán, hướng chủ đạo là Việt hóa, trước hết là về mặt âm đọc, sau đó là về mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Quá trình du nhập và phổ biến chữ Hán vào Việt Nam về cơ bản có thể chia làm hai gian đoạn, mỗi giai đoạn dài khoảng 10 thế kỷ. Đây cũng là hai giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển lớp từ  Hán Việt. Cụ thể được chia thành các giai đoạn như sau:
        a. Giai đoạn 1
Từ khoảng thế kỷ thứ I trước công nguyên, ngôn ngữ văn tự Hán đã vào Việt Nam theo chân các đoàn quân xâm lược, các đoàn di dân nhưng không ồ ạt và liên tục. Sự giao lưu tiếp xúc ở thời kỳ này mang tính chất tự phát và về mặt ngôn ngữ, chủ yếu diễn ra dưới dạng giao tiếp khẩu ngữ.
Ngôn ngữ văn tự Hán vào nước ta một cách chính thức dưới sự điều hành của chính quyền đô hộ là bắt đầu từ khoảng thế kỷ thế kỷ thứ I – II sau công nguyên và kết thúc khoảng thế kỷ X. Giai đoạn này có thể chia ra làm 2 thời kỳ :
- Thời kỳ thứ nhất: Từ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ VI
Thời kỳ này, theo chính sách đồng hóa người bản địa của chính quyền đô hộ, giai cấp thống trị đã thực thi việc du nhập và phổ biến ngôn ngữ và văn hóa Hán với nhiều thủ đoạn khác nhau : hoặc áp đặt cưỡng bức, hoặc tinh vi xảo quyệt nhưng kết quả không cao .
- Thời kỳ thứ hai: Từ khoảng thế kỷ thứ VII trở đi.
Việc du nhập và phổ biến văn tự Hán ở giai đoạn này, nhìn chung đã được triển khai một cách thuận lợi hơn. Ngoài việc chính quyền đô hộ mở trường để dạy người Việt học chữ Hán, còn phải kể đến một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng. Đó là sự truyền bá kinh sách phật giáo bằng chữ Hán. Như chúng ta đã biết, phật giáo được du nhập vào nước ta từ rất sớm khoảng “thời kỳ đầu công nguyên” (dẫn lại theo Minh Chi – Truyền thống văn hóa và phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo, 2003, tr. 9) qua con đường giao lưu bình đẳng, hòa bình. Gần 10 thế kỷ Bắc thuộc 北 屬 và chống Bắc thuộc, phật giáo đã có ảnh hưởng rất sâu sắc  và người Việt thời kỳ này học chữ Hán chủ yếu là để đọc kinh sách phật giáo. Chính vì thế, khi kỷ nguyên độc lập tự chủ được mở ra (thế kỷ thứ 10), các nhà sư của ta đã đóng một vai trò khá quan trọng trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa giáo dục. Nho giáo 儒 教 thời kỳ này hiện diện như một thế lực nô dịch, cưỡng chế. Có lẽ vì thế người Việt cổ đã xem phật giáo là đối tượng tinh thần, dùng phật giáo làm một vũ khí văn hóa chống lại sự nô dịch của Nho giáo.
Tóm lại, việc tiếp nhận và Việt hóa từ ngữ Hán ở giai đoạn này nhằm làm giàu cho tiếng Việt chủ yếu được triển khai rộng rãi dưới mái chùa, nơi thôn xóm, trong tầng lớp tín đồ phật giáo, trong quần chúng nhân dân chứ không phải ở những trường học hay nha môn của chính quyền đô hộ.
         b. Giai đoạn II : Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII.
Quá trình du nhập và phổ biến ngôn ngữ văn tự Hán ở giai đoạn này đã có nhiều sự đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức và cũng đã đạt được sự thăng tiến về số lượng và chất lượng.
Mở đầu cho một thời kỳ độc lập và tự chủ, để tạo dựng một quốc gia phong kiến vững mạnh về mọi mặt, các triều đại của ta đã tiếp thu những kinh nghiệm trị quốc an dân của phương Bắc thông qua các di sản văn hóa thành văn của Trung Quốc. Đặc biệt, Quốc tử giám 國 子 監 - một trung tâm giáo dục mang tính chất toàn quốc, được thành lập vào năm 1076 đã góp phần thuận lợi trong việc truyền bá chữ Hán thông qua việc đào tạo các nhân tài cho đất nước. Các văn bản, thư tịch kinh điển của Nho giáo đã được giảng dạy một cách tập trung và có hệ thống. Nho giáo đã d\ần xác lập một vị trí vững chắc. Việc học hành thi cử lấy Nho giáo làm nòng cốt và Hán học đi vào thời kỳ thịnh đạt. Đó cũng là cơ sở để lớp từ ngữ Hán Việt hoạt động một cách chuẩn xác và có hiệu quả hơn.
         2. Quá trình Việt hóa từ ngữ Hán:
Việc du nhập và phổ biến từ ngữ Hán vào nước ta đã trải qua một thời gian dài, có tính liên tục. Lúc đầu mang tính tự phát và về sau mang tính tự giác. Do tiếng Việt và tiếng Hán giống nhau về đặc điểm loại hình: cả hai đều là ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính nên việc tiếp nhận tiếng Hán ở ta có phần thuận lợi. Tuy vậy, ông cha ta đã tiếp nhận tiếng Hán trên tinh thần chủ động sáng tạo, phù hợp với quy luật ngữ âm của tiếng Việt đồng thời cũng phù hợp với phong tục tập quán của người Việt. Cụ thể  như :
Đảo vị trí:
          Hán:  語 言Ngữ ngôn                       Việt:  Ngôn ngữ
                   釋 放Thích phóng                                       Phóng thích
                   動 遙Động dao                                 Dao động
                   居 民Cư dân                                               Dân cư
Đảo yếu tố :
          Hán:  安 分 守 几An phận thủ kỷ     Việt:  An phận thủ thường
                   九 死 一 生 Cửu tử nhất sinh            Thập tử nhất sinh
                   一 舉 兩 得Nhất cử lưỡng đắc                   Nhất cử lưỡng tiện
                   一 路 平 安Nhất lộ bình an              Thượng lộ bình an
Thay đổi ý nghĩa:
          芳 菲Phương phi: Hán: thơm tho          Việt: Béo tốt
          赫 奕Hách dịch   : Hán: đẹp rực rỡ     Việt: Cậy quyền thế ra oai
          徘 徊Bồi hồi        : Hán: đi đi lại lại      Việt: Bồn chồn
          叮 嚀Đinh ninh:  Hán:  Dặn dò                       Việt: Yên trí, tin rằng
Chuyển đổi màu sắc tu từ :
          手 段Thủ đoạn: Hán: Cách, phương thức Việt: Xấu
          野 心Dã tâm    : Hán: Lòng ham muốn      Việt: Xấu
          困 難Khốn nạn: Hán: Khó khăn                Việt: Xấu
           送Tống            : Hán: Tiễn, đưa                Việt: Xấu
- Sáng tạo ra từ mới mà chỉ có trong kho từ vựng tiếng Việt: Sản xuất, sĩ diện, luận án, sống động, bao gồm, lớp trưởng…..
           3. Khái niệm từ Hán Việt  
          Về khái niệm từ Hán Việt, từ trước đến nay đã có khá nhiều định nghĩa nêu ra như sau:
          “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, được nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán.” (Nguyễn Như Ý(chủ biên), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB GD, 1996, tr. 369)
          “Từ Hán Việt là lớp từ Hán mà tiếng Việt vay mượn từ đờ Đường và dựa trên cơ sở âm đọc ở Trường An là âm đọc chính thời bấy giờ…”(Lê Đình KhẩnTừ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, NXB ĐHQG TP.HCM 2002, tr. 60)
          “Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, gọi tắt là từ Hán Việt” (Nguyễn Thiện GiápTừ vựng học tiếng Việt, NXB GD, 1998, tr. 241 –242)
          Nhìn chung, những định nghĩa đã nêu trên có nhưng điểm giống và khác nhau. Như chúng ta đã biết, tiếng Hán từ lúc ban đầu cho đến giai đoạn hiện nay về mặt ngữ âm đã trải qua nhiều lần thay đổi. Theo GS.Nguyễn Ngọc San trong “Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm” đã phân định như sau :
          Đọc âm thượng cổ: Đây là âm dọc chữ Hán từ thời Tiên Tần, Lưỡng Hán cho đến khoảng sau các đời Ngụy Tấn.
          Đọc âm Trung cổ: Đây là âm đọc chữ Hán khoảng đời Đường cho đến trước thời Trung nguyên âm vận.
          Đọc âm cận hiện đạiĐây là cách đọc chữ Hán dựa vào Trung nguyên âm vận khoảng đời Minh cho đến cách đọc theo âm Bắc Kinh ngày nay. (Dẫn lại theo: Nguyễn Ngọc San, Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm,NXB ĐHSP, H, 2003, tr. 24 –25)
          Tùy theo từng giai đoạn, các âm này khi du nhập vào nước ta đã chịu sự chi phối về quy luật ngữ âm tiếng Việt và đã trở thành âm của người Việt. Do đó, theo chúng  tôi, từ Hán Việt là lớp từ có gốc từ tiếng Hán, về cơ bản được đọc theo âm thời Trung cổ chủ yếu là âm đời Đường. Riêng âm đọc thượng cổ, có người gọi là âm cổ Hán Việt. Trong chuyên luận nghiên cứu của mình, GV. Huỳnh Chương Hưng đã đề nghị dùng khái niệm Tiền Hán Việt để tránh sự nhầm lẫn là âm thời cổ đại và trung cổ. Cụ thể:
CHỮ HÁN
ÂM TIỀN HÁN VIỆT
ÂM HÁN VIỆT
ÂM BẮC KINH HIỆN ĐẠI
Buồng
Phòng
Fáng
Buông
Phóng
Fàng
Buồn
Phiền
Fán
Mùa
Vụ
Múa
Wu
Muộn
Vãn
Wan
Mong
Vọng
Wàng
Tua
Tu
Xu
Rèm
Liêm
Lián
Dời
Di
Yi
          4. Từ vựng tiếng Hán:
          Hệ thống từ vựng tiếng Hán rất phong phú, nó đã tồn tại trong tiếng Việt với một khối lượng lớn. Vì thế, tìm hiểu những nét đặc trưng của bộ phận này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhận biết lớp từ Hán Việt.
          a. Từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm
          -Từ đơn đơn âm: là từ chỉ có một âm tiết. Ví dụ :
                   人Nhân (Người)  國Quốc (Nước)  家Gia (Nhà) 
Sơn (Núi)         河 (Sông)      愛Ái (Yêu)   
Trường (Dài)   短Đoản (Ngắn)  高Cao (Cao)
Từ đơn đa âm : Là những từ gồm hai âm tiết hoặc nhiều hơn. Ví dụ :
            葡 萄Bồ đào (Nho)                蟋 蟀Tất suất (Con Dế) 
  琵 琶Tỳ bà (Đàn)                   嘍 羅Lâu la (Thủ hạ bọn cướp) 
             Lỗ tô 嚕 囌 (Lãi nhãi)           囹 圄Linh ngữ (ngự) (Nhà tù)
- Từ đơn đơn âm chiếm khối lượng rất lớn
- Từ gồm 2 âm tiết trở lên rất ít, phần lớn là từ ghi tên người, tên đất, các chức các tước hoặc có nguồn gốc ngoại lai.
- Phần lớn từ đơn đa âm là từ láy:
          + Láy toàn phần (Điệp từ):
                   蕭 蕭Tiêu tiêu: Tiếng gió rít, tiếng ngựa hí
                   喃 喃Nam nam: Nói lầm bầm
                   嘵 嘵Hiêu hiêu: Dáng ung dung tự đắc
                   息 息Tức tức: Tiếng than thở
                   + Láy bộ phận:
Phụ âm đầu (Song thanh)
匍 匐Bồ bặc: Bò lổm ngổm
崁 坷Khảm kha: gập ghềnh
Phần vần (Điệp vận) :
號 咷Hào đào: Gào khóc
叮 嚀Đinh ninh: Dặn dò
徘 徊Bồi hồi: Đi đi lại lại
Bài 5:                             BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ
          1. Viết theo quy tắc bút thuận các từ sau:
          a. 人, 國, 步, 光, 祚, 兵, 勞, 老, 力, 文, 言, 大, 仁, 高, 德
          b. 社, 忠, 民, 獻, 帝, 王, 才, 右, 主, 失, 婦, 父, 負, 賻, 輔
          2. Đọc âm và nhận diện bộ thủ của các từ sau:
          a. 泉, 草, 木, 授, 河, 川, 照, 起, 峰, 周
          b.日, 方, 上, 花, 富, 桂, 毫, 蓮, 梅, 菊
          3. Xếp những từ ngữ sau đây thành nhóm theo ý nghĩa:
          Nhân duyên, nhân chính, nhân tình, nhân quả, nhân luân, nhân nghĩa, nhân cách, nhân ái, hôn nhân, nhân quần
          4. Xếp những từ sau đây thành nhóm, giải thích ý nghĩa của những thành tố chủ chốt tạo nên những từ trong nhóm:
          - Bình nguyên, bình phẩm, bình phong, hoà bình
          - Công tác, công danh, công bố, công quyền, công bình, công nương, công hầu, công nhân, công hiệu, công lao, công phạt, công luận
          5. Phiên âm, dịch nghĩa các câu sau:
          - 陳 國 峻, 安 生 王 柳 之 子 也, 封 興 道 大 王.
          - 范 伍 老 少 時 興 道 大 王 見 而 奇之.
          - 丁 先 皇 華 閭 人, 幼 有 大 志.
          - 傳 二 世, 凡 十 三 年
          - 與 士 卒 同 甘 苦
          - 仁 義 之 舉 要 在 安 民
          - 吊 伐 之 師 莫 先 去 暴
          - 山 川 之 封 域 既 殊
          - 南 北 之 風 俗 亦 異
          6. Phân tích mối quan hệ giữa các từ sau:
          同 心, 同 論 會 事, 大 勳, 功 勳, 能 力, 春 節, 開 國 功 臣, 人 情 世 態, 元 旦, 國 祚 延 長...
          7. Dịch những từ ở bài tập 6 sang tiếng Việt
          8. Viết ra chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa bài thơ: Nam quốc sơn hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
  1. Đặng Đức Siêu (2003), Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, NXB GD, H.
  2. Đặng Đức Siêu (chủ biên) (2007), Ngữ văn Hán Nôm (3 tập), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, H.
  3. Đào Duy Anh (1999), Hán Việt từ điển 漢 越 辭 典, Nxb Văn hoá thông tin, H.
4. Đoàn Ánh Loan (2003), Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố,     
     Nxb ĐHQG TPHCM, tr.31)
  1. Lê Đình Khẩn (2003), Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, NXB ĐHQG TP HCM.
  2. Lê Trí Viễn (1981), Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm (4 tập), Nxb Giáo dục, H.
  3. Nguyễn Văn Ba (1999), Hán văn tự học 漢 文 自 學, Nxb Mũi Cà mau, S.
8. Thiều Chửu (1999), Hán Việt tự điển 漢 越 字 典, Nxb VHTT, S.
9.Trần Trọng San (1995), Hán văn 漢 文, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
HẾT
Ths. Võ Minh Hải

GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)

GIÁO TRÌNHTrackbacks (0)
GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)
2. Những vấn đề liên quan đến hiện tượng đa nghĩa :
          Như đã phân tích ở một số bài trước, một từ trong Hán văn cổ thường có nhiều nghĩa, chính vì thế, tùy thuộc vào văn cảnh người đọc sẽ lĩnh hội nghĩa nào cho phù hợp nhất, do dó đã nảy sinh hiẹn tượng đa nghĩa ở những tác phẩm viết bằng chữ Hán. Bởi lẽ, trong chữ Hán, sự vận dụng từ một cách linh hoạt là rất phổ biến. Danh từ có thể chuyển thành động từ, tính từ có thể chuyển thành động từ... Sự vận dụng từ một cách linh hoạt là một trở ngại đối với những ai không biết nhiều về chữ Hán, thậm chí ngay cả những người học chữ Hán đôi khi cũng cảm thấy lúng túng. Nhưng chính sự vận dụng linh hoạt đó đã làm cho câu thơ, câu văn trỏ nên hàm xúc, cô đọng và sâu sắc hơn. chẳng hạn hai câu thơ trong bài 過 海 雲 山Quá Hải vân quan” của Trần Bích San 陳 碧 珊:
                   草 樹 半 空 低 日 月      Thảo thụ bán không đê nhật nguyệt
                   乾 坤 隻 眼 小 塵 埃      Càn khôn chích nhãn tiểu trần ai
          低Đê và 小Tiểu vốn là hai hình dung từ nhưng đẫ được chuyển thành động từ  cập vật mang theo hai tân ngữ ở sau. Điều đó đã làm cho câu thơ trở nên sinh động hơn.
          Hoặc như hai câu thơ của Đỗ Phủ 杜 甫 trong bài “春 望Xuân Vọng”:
                     國 破 山 河 在             Quốc phá sơn hà tại
                       城 春 草 木 深            Thành xuân thảo mộc thâm...
                   (Nước bị tàn phá, còn núi sông, Thành mùa xuân, cây cỏ âm u...)
(SGK thí điểm Ngữ văn lớp 10, tập 2 – bộ 2, NXB Giáo dục , H .2003, tr. 41)
          Theo thiển ý của chúng tôi, từ 春Xuân ở đây nên hiểu là động từ :
                   Nước bị tàn phá,(nhưng) sông núi vẫn còn
                   Thành đã vào xuân rồi, (nhưng) cây cỏ vẫn còn thâm u.
          Theo lẽ tự nhiên, xuân về cây cỏ trở nên xanh tươi nhưng ở đây cây cỏ vẫn còn mang dáng vẻ thâm trầm héo úa như  mang nỗi buồn man mác.
          3. Một vài cách nhận biết từ Hán Việt :
          - Về phụ âm đầu : Phụ âm R không có trong từ Hán Việt.
          - Về phần vần : Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, các vần sau đây không có trong từ Hán Việt :
                    A :  au – ay

Ă :  ăt – ăm – ắp

                    Â :  âc – âng
                    E :  en – em – eng – ec – et – ep – eo
                    Ê :  ên – êm – êch – êp – êu
                    I  :  im – it – ip – iu – iêc – iêng
                    O :  on – om - -ot – oi – oen – oăn – oăt – oăm – oet
                    Ơ : ơi – ơn – ơm – ơt
                    Ô : ôp – ôm
                    U : ui – ua – un – ut – um – up – uôi – uôm – uôn – uôt – uăp – uâng
                    Ư :  ưi – ưn – ưm – ưt – ươn – ươm – ươt ướp – ươi
-Về thanh điệu :
                   +  Các từ có các phụ âm đầu : M, N, NH, V, L, D, NG sẽ có dấu Ngã
          Ví dụ:  雅Nhã (từ Hán Việt)             Nhả (từ Thuần Việt)
                     馬Mã (từ Hán Việt)               Mả (từ Thuần Việt)
                      呂Lã (từ Hán Việt)               Lả (từ Thuần Việt)
                     弩Nỗ (từ Hán Việt)               Nỏ (từ Thuần Việt)
          + Các từ Hán Việt không mang phụ âm đầu bao giờ cũng chỉ có thanh điệu ngang, hỏi, sắc.
          Ví dụ : Am – Ảm – Ám ; Âm – Ẩm – Ấm ; Ân – Ẩn – Ấn
                   Ao – Ảo – Áo ; Anh – Ảnh – Aùnh ; Uy – Ủy – Úy
          + Các từ Hán Việt có âm đầu là các phụ âm L, N, M, NG, NH luôn có thanh điệu ngang, ngã, nặng.
          Ví dụ : Lam – Lãm – Lạm ; Lao – Lão – Lạo ; Nô – Nỗ – Nộ
                     Nga – Ngã – Ngạ ; My – Mỹ – Mỵ ; Nha – Nhã - Nhạ
          -Về ý nghĩa: Từ Hán Việt thường mang sắc thái trừu tượng, khái quát, ví dụ như : 草Thảo, 樹thụ, 草 樹 thảo thụ….
          -Về phương diện ngữ cảm: Từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, ví dụ : 祖 國Tổ quốc, 夫 人phu nhân, 母 親mẫu thân...
          -Về phương diện cấu tạo: Loại  từ  này vẫn theo phương thức cấu tạo của tiếng Hán:
                    Danh từ : Yếu tố phụ  +  Yếu tố chính
Ví dụ :        Tổ quốc      Danh tướng                    Quân sự
                    Động từ :  Yếu tố chính + Yếu tố phụ
 Ví dụ :       Ái quốc       Phát thanh
III. VAI TRÒ CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG NGÔN NGỮ TÁC PHẨM VẲN HỌC CỔ ĐIỂN
Tiếp cận văn học cổ điển Việt Nam dưới góc độ từ vựng học, đặc biệt là qua sự khảo sát từ Hán Việt một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm, chúng tôi nhận thấy sức hấp dẫn lôi cuốn của lớp từ này được thể hiện trên hai phương diện chính đó là: Nội dung và hình thức nghệ thuật.
1. Về phương diện nội dung: Nếu trong giao tiếp khẩu ngữ, tính cộng đồng đựơc thể hiện rất cao, điều đó đảm bảo cho quá trình giao tiếp không bị đứt đoạn thì ở ngôn ngữ viết, do được trau chuốt, gọt dũa, đặc biệt là ngôn ngữ văn chương thì ngôn ngữ lại được tổ chức ở trình độ cao. Với những từ ngữ Hán Việt, ý nghĩa khái quát cao lại đậm nét tượng trưng tạo nên sự cô đọng cho câu thơ, lời văn mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ gọi đó là tính hàm súc. Đặc tính này giúp cho tác giả tổ chức ngôn ngữ theo thi pháp văn học thời trung đại : Tượng trưng ước lệ, cao nhã và đảm bảo tính quy phạm vốn có. Có lẽ vì những yếu tố cơ sở này đã tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn, sức sống bền lâu cho những tác phẩm văn học quá khứ. Và có thể đây chính là những yêu cầu cơ bản đảm bảo cho sự thành công của của bản dịch Chinh phụ ngâm 征 婦 吟của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm 段 氏 點 (?), sự điêu luyện, quý phái của Cung oán ngâm khúc 宮 怨 吟 曲 và đặc biệt là tạo nên một lớp ngôn từ đặc sắc trong Truyện Kiều 傳 翹 – “ Tập đại thành của dân tộc Việt Nam”. Theo thống kê của Tổ tư liệu Viện Ngôn ngữ thì trong số 3412 từ của Truyện Kiều, có 1310 từ Hán Việt, tức là từ Hán Việt đã chiếm tỷ lệ 35% trong tổng số từ của tác phẩm (dẫn lại theo: Đào Thản, Một vài đặc điểm của ngôn ngữ “Truyện Kiều”, Kỷ yếu kỷ niệm 200 năm Nguyễn Du, tr.365). Với tỷ lệ 35 %, từ Hán Việt trong Truyện Kiều vẫn không xa lạ đối với quần chúng, thường là những từ rất phổ biến rộng rãi, những từ ngữ gốc Hán đã đi vào kho từ vựng tiếng Việt. Với những câu thơ như:
                           “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần
                   Mỗi người mỗi vẻ, mười phần vẹn mười…”
                                                          (Truyện Kiều 17 –18)
                            “Làn thu thủy, nét xuân sơn
                   Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh…”
                                                          (Truyện Kiều 25 – 26)
          Những từ ngữ Hán Việt có sức khái quát cao đã giúp cho tác giả có được khả năng miêu tả theo bút pháp tượng trưng, một bút pháp cực tả tuyệt đối hóa, lý tưởng hóa “góp phần nhấn mạnh sự hoàn mỹ, sự toàn diện trong nhan sắc và cốt cách của Thúy Vân, Thúy Kiều…” (dẫn lại theo:Đặng Thanh LêGiảng văn Truyện Kiều, NXB GD, H.1999, tr.23). Nói chính xác hơn, đây cũng là sự biểu hiện cao độ của tính hàm xúc, cô đọng trong nội dung tác phẩm của văn chương cổ điển. 
          Tính hàm súc của từ Hán Việt đã tạo nên mối liên hệ mật thiết ngôn ngữ nghệ thuật với hiện tượng đa nghĩa của tác phẩm văn học, nếu “đơn nghĩa” thì sẽ rất “lãng phí” hình thức thể hiện. Đối với vấn đề này, sự  hữu dụng của lớp từ Hán Việt đã thể hiện rất rõ trong việc triển khai tư tưởng chủ đạo, mạch cảm xúc hay ý đồ sáng tác của nghệ sĩ.
          Từ Hán Việt, với tư cách là một phương tiện nghệ thuật đã giúp cho các nhà thơ, nhà văn triển khai ý đồ nghệ thuật theo thủ pháp mỹ học đặc trưng của thơ ca trung đại: “意 在 言 外Ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), “玄 外 之 音Huyền ngoại chi âm” (âm thanh ở ngoài tiếng đàn), “甘 餘 之味Cam dư chi vị” (mùi ở ngoài vị ngọt). Hơn thế nữa, nó còn thể hiện sự lịch lãm, trình độ văn hóa, chiều sâu tư tưởng của tác gia văn học và kể cả sự trang nhã, uyên bác của ngôn ngữ nghệ thuật văn học cổ điển.
          2. Về phương diện hình thức nghệ thuật: Tiếp xúc với nghệ thuật, nhất là nghệ thuật cổ điển, ấn tượng đầu tiên là ở tính thẩm mỹ, sự cách điệu, khả năng đăng đối trong hình thức nghệ thuật… không  chấp nhận điều này thì người thưởng thức khó có thể bước vào thánh đường nghệ thuật. Văn chương, nhất là văn chương trung đại cũng có tình trạng như vậy, nghệ thuật dùng từ, đặt câu tạo nên sắc thái thẩm mỹ cho lời văn. Cùng với các thành tố khác, từ Hán Việt đã đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó. Với quan niệm mỹ học cổ điển – quan niệm về tính đăng đốitrong nghệ thuật, nói cách khác đó là sự hài về nội dung và hình thức (xét ở một cấp độ nào đó). Trở lại với Truyện Kiều, Kim Trọng 金 重 xuất thân trong gia đình quyền quý, thế phiệt nên  Nguyễn Du đã viết :
                             “Nền phú hậu, bậc tài danh
                           Văn chương nết đất, thông minh tính trời
                                Phong tư tài mạo tót vời
                            Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa…”
                                                                   (Truyện Kiều 149 – 152)
          Những từ Hán Việt 富 厚phú hậu, 才 名tài danh, 風 姿phong tư, 才 冒tài mạo, 風 雅phong nhã… thể hiện sự nhấn mạnh tính trang nhã cho ngữ cảnh đang được miêu tả : Kim Trọng là con nhà danh giá, theo môtíp Tài tử – Giai nhân tao ngộ. Qua đó, tác giả vẽ nên một bức chân dung, diện mạo khá sinh động. Cũng cần nói thêm rằng, nghệ sĩ thiên tài Nguyễn Du đã có sự lựa chọn khá tinh tế và dùng từ rất chính xác phục vụ đắc lực cho ý đồ nghệ thuật, đối với những nhân vật chính diện hay những nhân vật “có vấn đề” đều được tác giả sử dụng những từ ngữ Hán Việt để miêu tả, ví dụ như Thúy Kiều 翠 翹, Kim Trọng金 重, Thúc Sinh 束 生…, đối với những nhân vật phản diện, để lột tả tính cách và ngoại hình của chúng tác giả đã vận dụng những từ Thuần Việt tạo nên những hình ảnh cụ thể, chính xác, cụ thể hóa đối tượng miêu tả, chẳng hạn miêu tả về Mã Giám Sinh 馬 監 生, ông viết :
                                       “Quá niên trạc ngoại tứ tuần
                                       Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao..”
                                                                   (Truyện Kiều 627 – 628)
          Hay miêu tả về Tú Bà 秀 婆, ông đã hạ bút :
                                      “Thoắt trông nhờn nhợt màu da
                                        Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao….”
                                                                   (Truyện Kiều 923 – 924)
          Có thể nói, nếu chất liệu tươi rói của dòng khẩu ngữ thấm được trong từng câu, từng chữ tạo cho nó một vẻ đẹp bình dị và đầy sức sống thì những từ ngữ Hán Việt thông dụng và từ lâu đã gia nhập vào kho tàng từ ngữ Việt Nam đã tạo nên sự uyển chuyển trong nghệ thuật miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật và sắc thái trang nhã của ngữ cảnh đang được miêu tả.
          Tính cao nhã, ước lệ, đăng đối hài hòa trang trọng của văn học trung đại Việt Nam đã được thể hiện qua lớp từ HánViệt. Nếu đứng từ góc độ phong cách học, từ Hán Việt còn có khả năng mang lại sắc thái tu từ, góp phần tạo nên trường liên tưởng sâu và rộng cho độc giả, đặc biệt là lối dùng điển cố, từ chương tạo nên sự hô ứng, hài hòa, mang màu sắc vương giả, cầu kỳ và trau chuốt, chẳng hạn trong Cung oán ngâm khúc 宮 怨 吟 曲, Nguyễn Gia Thiều 阮 嘉 韶đã viết :
                                      “Áng đào kiểm đâm bông não chúng
                                         Khóe thu ba gơn sống khuynh thành
                                         Bóng trăng lấp lánh dưới mành
                                         Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa…”
          Hãy khoan bàn đến sự thanh tân của nghệ thuật lựa chọn hình ảnh mà chỉ nói đến việc tác giả sử dụng ngôn ngữ. Ở trường hợp này, các tổ hợp từ : áng đào kiểm 桃 臉, khoé thu ba 秋 波… này khó có thể thay thế bằng các từ Thuần Việt nếu không muốn phá vỡ vẻ đẹp của nó.
          Tóm lại, xét về phương diện nghệ thuật, từ Hán Việt đã phát huy được tính năng dộng vốn có của nó : tính thẩm mỹ. Sắc thái thẩm mỹ khách quan của từ Hán Việt thích hợp với việc nhấn mạnh đến nhưng sắc thái trang trọng, mơ hồ…, do đó “từ Hán Việt không thích hợp với việc cụ thể hóa đối tượng phản ánh nhưng nó lại vô cùng thích hợp khi ta muốn vĩnh viễn hóa sự việc, đẩy lùi nó về thế giới ý niệm. Nó cấp cho ngôn ngữ cái vẻ dứt khóat, đanh thép của những chân lý vĩnh viễn…” ( theo PGS Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện KiềuNXB Thanh Niên, 2003, tr 347). Vì vậy, vấn đề được đạt ra ở đây là cầ phải chú ý đến nghệ thuật sử dụng từ ngữ, lý giải ngữ liệu có liên quan đến từ Hán Việt, cốt làm sao giúp cho người học, người thưởng thức có thể hiểu chúng và sử dụng chúng  thật giản dị, kín đáo và đúng chỗ.
(Bài giảng này biên soạn dựa theo kết quả nghiên cứu từ chuyên đề Từ Hán Việt với việc dạy học Văn – Tiếng Việt ở nhà trường THPT, tài liệu bối dưỡng thường xuyên chu kì III của TS. Nguyễn Ngọc Quang và GV. Huỳnh Chương Hưng, Trường Đại học Quy Nhơn, năm 2004)
GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)
b. Từ ghép :
          Từ ghép được tạo thành do phương thức lắp ghép hai từ đơn với nhau : Có thể chia ra như sau :
          - Từ ghép trùng lặp : là loại ghép 2 từ đon có âm tiết và ý nghĩa nội ham giống nhau hoàn toàn, tạo thành một chỉnh thể dung để biểu thị ý toàn thể, liên tục, lặp đi lặp lại. Ví dụ:
          人 人Nhân nhân: Người người, mọi người
          處 處Xứ xứ: Nơi nơi, khắp nơi
          家 家Gia gia: Nhà nhà, mọi nhà
          年 年Niên niên: Năm năm, năm này sang năm khác
          - Từ ghép đẳng lập: Là loại ghép 2 từ đơn có ý nghĩa giống nhau, hoặc gần giống nhau hoặc trái ngược nhau tạo thành một chỉnh thể mang nghĩa hàm ý nói chung, hoặc tăng cường thêm sắc thái ý nghĩa. Ví dụ như:
          朋 友Bằng hữu: Bạn bè
          江 山Giang sơn: Đất nước, núi sông
          簪 纓Trâm anh: Trâm cài và dãi mũ, chỉ nhà quyền quý
          國 家Quốc gia: Đất nước, nhà nước
          生  Sinh tử: Sống chết
          男 女Nam nữ: Trai gái
          - Từ ghép chính phụ : Là loại ghép 2 từ đơn với nhau, trong đó sẽ có một yếu tố chính, yếu tố còn lại là phụ. Yếu tố phụ quy định, hạn chế nghĩa hoặc bổ sung nghĩa cho yếu tố chính tạo nên nghĩa hoàn chỉnh. Ví dụ :
          祖 國Tổ quốc       軍 事Quân sự     
神 速Thần tốc      愛 國Ái quốc
          - Từ ghép kết hợp hai từ đơn thành một chỉnh thể, tuy là ghép 2 từ đơn với nhau nhưng nó lại mang một nghĩa nội hàm hoàn chỉnh riêng biệt, không phải nghĩa của 2 yếu tố cộng lại. Ví dụ :
          君 子Quân tử                小 人Tiểu nhân
          c. Vấn đề về nghĩa của từ :
          Một từ trong Hán văn cổ thường có nhiều nghĩa : Nghĩa gốc, nghĩa cổ, nghĩa mở rộng. Các nghĩa này thường có mối quan hệ với nhau. Nắm được mối quan hệ giữa các nghĩa đó là điều cần thiết để hiểu được ý nghĩa của từ đó trong hệ thống từ hệ thống từ Hán Việt theo đúng khuôn thước lịch sử của nó, chẳng hạn như:
          Từ 國Quốc (nước): Thời Tây Chu 西 周 (khoảng thế kỷ XI đến thế kỷ VIII TCN), từ Quốc dùng để chỉ các vùng lãnh thổ phụ thuộc của các vua chư hầu do thiên tử nhà Chu ban cho gọi là 諸 侯 國Chư hầu quốc”(nước chư hầu). Vua các “chư hầu quốc” lại đem đất đai được phân phong cấp phát cho các khanh, đại phu làm lãnh địa. Các lãnh địa đó gọi là 家Gia. Cuối thời 春 秋Xuân Thu (770 – 480 TCN), nhà Chu suy yếu dần, mất địa vị thống trị các chư hầu, các Quốc thôn tính lẫn nhau giành quyền cai quản toàn bộ Trung Hoa. Từ đó Quốc là lớn nhất.
          Từ 習Tập: nghĩa gốc, nghĩa ban đầu là chim bay lượn trước tổ, về sau các nghĩa mới được sản sinh như: lặp di lặp lại, thành thạo, thói quen. Những nghĩa đó là nghĩa mở rộng.
          Từ 解Giải có nghĩa gốc là mổ trâu bò, sau đó có các nghĩa mở rộng như: Mở ra, tách ra, tháo ra, làm cho rõ ràng v…v…
          Từ 走 Tẩu nghĩa gốc nghĩa cổ là chạy nghĩa mới của nó là đi.
          Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Trung Quốc, nghĩa gốc, nghĩa cổ của từ Hán là muốn nói đến nghĩa thông dụng từ thời秦 Tần – 漢Hán trở về trước, thường xuất hiện trong văn chương, sách vở.
          Nghĩa mới (phần nhiều là nghĩa mở rộng) là muốn nói đến nghĩa xuất hiện phổ biến từ đời 唐Đường – 宋Tống về sau, đặc biệt thông dụng trong khẩu ngữ.
          Ngoài ra trong tiếng Hán cũng có từ đồng nghĩa, từ đồng âm.
          Từ đồng nghĩa như:
          Nói về núi ngoài từ 山Sơn (San) ra còn có:
          屺Dĩ                               Núi trọc
Sầm                  Núi nhỏ mà cao
          峰Phong              Núi cao chot vót
          Nói về sự chết còn có các từ sau :
          崩Băng                Thiên tử qua đời
          薨Hoăng             Vua Chư hầu qua đời
          卒Tốt                   Đại phu, công khanh qua đời
          失 祿Thất lộc       Kẻ sĩ qua đời
          死Tử                     Dân thường qua đời
      Cần lưu ý đến những sắc thái khác nhau trong ý nghĩa nội hàm của từng từ.
           Từ đồng âm như :
          Thiên:          天Thiên: trời                千Thiên: ngàn              
                              遷Thiên: dời                 阡Thiên: con hẻm nhỏ
          Thủ:           首Thủ: đầu          手Thủ: tay          
Thủ: giữ           取Thủ: lấy
          5. Các nhóm từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt:
         Theo ý kiến TS. Nguyễn Ngọc Quang, GV. Huỳnh Chương Hưng, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt sẽ có các nhóm sau:
             - Nhóm từ Thuần Việt: Thuần việt ở đây được hiểu mang  tính quy ước. Bởi vì trong nhómthuần việt sẽ có những từ  có gốc từ tiếng Mường , tiếng Tày Thái , gốc Môn – Khơ me…
          Ví dụ: Làng, xóm, móng, sừng, vịt, gà, gió , trăng v…v…
          Để phân biệt từ đó thuộc gốc nào là một việc khó.
Nhóm từ Hán Việt: Là những từ có gốc từ tiếng Hán, về cơ bản được đọc  theo âm thời Trung cổ, chủ yếu là đời Đường nhưng đã chịu sự chi phối của quy luật ngữ âm tiếng Việt. Nó có thể là từ đơn như : 人Nhân, 民dân, 國quốc, 家gia, 山sơn, 水thủy, 月nguyệt, 風phong, 葡 萄bồ đào, 琵 琶tỳ bà…., hoặc có thể là từ ghép như: 名 將Danh tướng, 祖 國tổ quốc, 英 雄anh hùng, 順 利thuận lợi, 成 功thành công, 歸 聚quy tụ, 團 圓đoàn viên, 神 速thần tốc… (Lưu ý : Những từ như: 怎Chẩm, 這 giá, 么ma tuy có thể đọc được theo âm Hán Việt nhưng không liên quan gì đến tiếng Việt.)
Nhóm từ Việt gốc Hán: Là những từ cũng có nguồn gố từ tiếng Hán nhưng được đọc theo âm thời Thượng cổ hay còn gọi là Tiền Hán Việt, ví dụ như: Buông, buồng, mong, muộn, mùa, múa, chém, hẹn, tựa, tua…., hoặc được đọc theo âm Hán Việt Việt Hóa. Đây là âm Hán Việt được đọc khác đi theo những quy luật ngữ âm tiếng Việt xảy ra sau quá trình Hán Việt hóa (dẫn lại theo Nguyễn Ngọc San, sdd, tr. 174).
Ví dụ như: Gan, gương, giấy, dừng, gửi, giành, dốc, dao, vốn, ván, vá, vách, vẽ, về, nhà, xưa…. 
           - Nhóm từ có yếu tố Hán Việt: Có thể cả 2 yếu tố đều là Hán Việt nhưng trật tự từ săp xếp theo phương thức việt hoặc do người Việt sáng tạo ra. Ví dụ như: Điểm cao (高 點cao điểm), khoa nhi (兒 科nhi khoa), khoa sản (產科sản khoa), hiệu phó (副 校 長phó hiệu trưởng), sản xuất, sĩ diện, luận án…., có thể trong 2 yếu tố có một yếu tố là từ Hán Việt.
 Ví dụ như: Bà nguyệt, gió thu, người hùng, bồi đắp, sống động, bao gồm….
           - Nhóm từ có gốc ngoại lai : Bao gồm những từ được du nhập từ nước ngoài vào (kể cả Trung Quốc) về cơ bản giữ đúng âm đọc hiện nay của nước đó.
 Ví dụ như: Xà lách, sô cô la, bù loong, bôn sê vich, vằn thắn, lì x ì, hằm bà làng, xủi cảo…..
          -Nhóm từ có yếu tố ngoại lai:
 Ví dụ như: Số dách, lột dên, lật tẩy, nhà ga….
       6. Vai trò của từ Hán Việt trong giao tiếp ngôn ngữ :
Từ Hán Việt là một bộ phận không thể thiếu được trong vốn từ vựng tiếng Việt. Theo một số nhà nghiên cứu đã chứng minh: Sự tinh tế, uyển chuyển, chuẩn xác của nó giúp cho người viết có thể chuyển tải  được những nội dung muốn biểu đạt có sức khái quát cao và người đọc cũng có thể cảm nhận được sự tinh tế uyển chuyển chuẩn xác đó.
Riêng về phương diện giao tiếp, từ Hán Việt cũng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính hiệu quả của lời nói. Chúng ta hằng ngày vẫn thường sử dụng những từ Hán Việt nhưng đó là những từ có tần số xuất hiện cao, mọi người thường nghe và cảm thấy quen thuộc như: Thành công, thăng lợi, ưu điểm, học tập, phương tiện…. Không nên dùng những từ mang tính chất trừu tượng, khái quát cao để tránh sự cầu kỳ khó hiểu như: Hoàng hôn, đổ bác, hồi đáp, tuyển trạch, khi khu…..Bởi lẽ, ngôn ngữ giao tiếp phải mang tính cộng đồng, nọi dung của khẩu ngữ phải chính xác, giản dị, dễ hiểu. Tuy nhiên, vai trò của từ Hán Việt không thể phủ nhận được nhưng nó phải được sử dụng theo đúng từng trường hợp, đúng ngữ cảnh.
        II. PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN TỪ HÁN VIỆT
         1. Những vấn đề liên quan đến hiện tượng đồng âm:
Trong lớp từ Hán Việt, số lượng từ đồng âm chiếm một số lượng tương đố  lớn.Theo Hán Việt tự điển 漢 越 字 典 của Thiều Chửu với âm Phong có đến 15 từ, âm Nhân có 15 từ, âm Thiên có 13 từ.... chính vì thế, nếu không phân biệt được ý nghĩa của nó sẽ dẫn đến trường hợp hiểu sai.
      Ví dụ : Nhân thân và Thân nhân
          + 人 身Nhân thân: Thân thể của con người, là tổng hợp các đặc điểm về thân thể, tính cách và cuộc sống của cánhân một con người về mặt thi hành pháp luật.
          + 親 人Thân nhân: Là người thân, người nhà, bà con ruột thịt.
     Hoặc như :       - Bước lần theo ngọn tiểu khê
                            Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
                                                                   (Truyện Kiều  53 – 54)
           - Người lên ngựa kẻ chia bào
                                      Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san...
                                                                   (Truyện Kiều 1519 – 1520)
                             - Xập xè, én liệng lầu không
                              Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày...
                                                                   (Truyện Kiều 2749 – 2750)
Ba từ Phong ở trên đều khác nhau. Từ 風phong thứ nhất là cảnh tượng, từ 楓phong thứ hai mang tên một loài thực vật, từ 封phong thứ ba có nghĩa là bao lại, gói lại.
Hay một ví dụ khác :
                             - Trước sau nào thấy bóng người
                             Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông...
                                                                   (Truyện Kiều 2747 – 2748)
Từ 東Đông ở đây là hướng đông, không phải là mùa đông. Hướng đông thuộc về mùa xuân nên gió đông chính là gió xuân.
* Cách khắc phục :
          Khi gặp một từ có hiện tượng đồng âm, giáo viên cần nêu ra những nghĩa khác nhau thường sử dụng để học sinh phân biệt. Sau đó hướng dẫn học sinh mở rộng từ Hán Việt có liên quan đén âm đọc và ý nghĩa đã nêu.
          Ví dụ : Với từ  Thủ
          首Thủ: là đầu, đầu tiên, người đứng đầu: 首 科Thủ khoa, 首 領thủ lĩnh, 元 首nguyên thủ, 首 級thủ cấp, 首 都thủ đô..
          手Thủ: là tay, người giỏi một nghề hay làm một việc gì đó: 手 工Thủ công, 手 筆thủ bút, 手 術thủ thuật, 水 手thủy thủ, 敵 手địch thủ...
          守Thủ: là giữ: 保 守Bảo thủ, 守 舊thủ cựu, 守 節thủ tiết, 防 守phòng thủ...
          取Thủ: là lấy: 進 取tiến thủ, 爭 取tranh thủ..
                   Hoặc với từ Thiên
          Thiên: là trời: 天 然thiên nhiên, 天 下thiên hạ, 天 富thiên phú, 天 堂thiên đàng....
          遷Thiên: là dời, thay đổi: 遷 都Thiên đô, 遷 居thiên cư, 遍 遷biến thiên...
          千Thiên: là ngàn: 千 秋Thiên thu, 千 里thiên lý, 千 年 紀thiên niên kỷ, 千 兵 萬 馬thiên binh vạn mã.....
          偏Thiên: là nghiêng lệch về một phía: 偏 位Thiên vị, 偏 見thiên kiến, 偏 向thiên hướng...
         篇Thiên: Bài (thơ, văn), một phần của cuốn sách: 短 篇Đoản thiên, 長 篇trường thiên...
       Ngoài ra, trong quá trình lên lớp, người giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh phân biệt hiện tượng đồng âm giữa các yếu tố Hán với yếu tố Việt.
          Ví dụ : Từ 要Yếu, nghĩa của từ Hán là quan trọng, là chính: 重 要Trọng yếu, 必 要tất yếu, 主 要chủ yếu, 衝 要xung yếu...., còn nghĩa từ Việt là không có sức, trái với mạnh
          Từ 頑Ngoan, nghĩa của từ Han là bướng bỉnh, cứng cổ: 頑 強Ngoan cường, 頑 固ngoan cố....., còn nghĩa từ Việt là nết na, dễ bảo, biết nghe lời...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét