Hán Nôm vỡ lòng
雲齋學苑
-
- Một truyền thuyết về chiết tự chữ Hán (toàn chữ đã học):TRẠNG LỢN LẤY ĐƯỢC VỢ:… Canh khuya tàn cuộc, người nhà Bùi tướng công đưa Chung Nhi vào thư phòng nghỉ, chợt trông thấy trên tường có một vế câu đối: "Bát đao phân mễ phấn -八刀分米粉", bốn chữ đầu là từ chữ "Phấn" mà ra. Phấn Khanh viết mấy chữ này có ngầm thách những chàng trai đến hỏi nàng đối lại, nhằm "sát hạch" tài ba của ý trung nhân.Chung Nhi nhìn năm chữ ấy, đọc thấy chữ "Phấn 粉", biết đó là tên của tiểu thư, sẵn trên án có nghiên bút, cũng viết một chữ thật to tên mình là "Chung 鍾 " vào. Viết xong chàng quẳng bút lăn kềnh ra ngủ, không còn biết trời đất là gì.Đến sáng, Phấn Khanh vào trông thấy chữ "Chung 鍾", cho rằng Chung Nhi đã đối là: "Thiên lý trọng kim chung -千里重金鍾", bốn chữ này là từ chữ "Chung" mà ra. Nghĩa đen cả hai vế câu đối là:"Tám đao chia hột gạo", "Nghìn dặm nặng chuông vàng", Chỉnh quá! Chỉnh quá! Nàng nức nở khen hay, cho là tài Chung Nhi đáng bậc khôi nguyên.Bùi tướng công truyền gia nhân bày tiệc ở Thủy đình trên hồ bán nguyệt, cho biểu thư một số vàng để biếu Chung Nhi làm lễ tiễn hành. Nàng lại đưa cho Chung Nhi một phong thư chúc chàng thượng lộ bình an.Chung Nhi lên đường lòng mừng rỡ vô cùng. Nàng Phấn Khanh cũng đi theo tiễn mấy dặm đường mới quay trở lại.Binh Nguyen: trước nay vẫn lưu truyền câu chuyện trên, ngồi chép lại và tra từ điển mới thấy là chữ 鍾 (chỉ họ Chung) trong truyện không phải nghĩa là Chuông mà là cái Chén (chung rượu) hoặc là đơn vị đo (hộc, đấu, chung).
Chung là Chuông có bộ lạp làm chóp cơ 鐘Vậy câu của anh Trạng 豬 phải dịch là: Ngàn dặm (chỉ dân tình) kính trọng cái chén vàng :)) -
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Người Việt thì trút hận lên đầu mấy con thạch sư. Tôi chẳng ưa gì chúng, song tôi tin rằng sẽ có ngày chúng tự động biến mất. Không phải vì chủ quyền văn hóa Việt Nam sẽ được xác lập, mà đơn giản vì thế hệ của cái thẩm mĩ khủng khiếp này rồi cũng qua đi. Họ treo tranh „Mã đáo thành công“. Họ mặc áo dài thêu rồng và bên ngoài khoác thêm chiếc vét cán bộ màu be. Họ đắp núi giả và gò hòn non bộ. Họ xây chùa xanh đỏ. Họ ngồi trên gụ, ngủ trên trắc, chết trên sưa. Họ nuốt chửng sừng tê, nhau thai, óc khỉ, mắt đại bàng, tổ yến và bào thai rắn. Họ đắp mặt nạ vàng để mong da trắng. Họ chơi siêu sim, siêu xe và siêu tâm linh. Họ khai thác một tài nguyên mênh mông là những kẻ không có lựa chọn nào khác ngoài dùng hàng Tàu giá rẻ. Mặt họ là cuốn sổ khai sinh ghi rõ, đã đẻ ra bao nhiêu con sư tử đá bị đổ oan là bầy quân xâm lăng.
- Trong phóng sự Vẽ nhọ bôi hề [1], điều tra về các rạp hát và đời đào kép, Vũ Trọng Phụng kể chuyện một nhà hát ở ta đã „ném sang Tàu“ hàng bạc vạn để mua trang phục, khí giới biểu diễn.Nhà hát giải thích: „Làm thế nào được! Chúng tôi vẫn muốn thửa tại các cửa hiệu của người mình lắm chứ… Nhưng đồ đã đắt mà lại chóng hỏng, chúng tôi cứ nghĩ mãi đến đồng bào thì để rạp hát đóng cửa ư? Một đôi hia của Tàu, giá hai chục bạc, không kể thêu đẹp, dùng được đến hai năm. Một đôi hia thửa của ta, cũng ngần ấy tiền, đã không được đẹp thì thôi, lại dùng chưa quá một năm đã hỏng! Hai nữa, thợ ta không biết pha màu. Người Tàu không bao giờ họ lại dùng những chỉ: đen, đỏ thẫm, vàng ệch với xanh lơ để thêu một cái áo. Cái áo lụa xanh da giời thì phải những hoa xanh thẫm với những ngân tuyến điểm tô cho. Họ không chịu để cho đồ thêu những màu gay gắt. Còn người mình… thì thôi!“ Ông này, sau khi thử thách tác giả, cho đoán thử hai cái mũ, cái nào của ta cái nào của Tàu, kết luận: „Nếu ông chỉ trông thấy xấu cũng đủ nhận được người thợ làm đồ thì đừng vội vàng trách chúng tôi. Mĩ thuật của người Việt Nam dễ nhận ra vì… vì trông nó xấu!“Đó là 1934, tròn 80 năm trước, Pháp thuộc chứ không phải Bắc thuộc, “Pháp-Việt đề huề” chứ không phải mười sáu chữ vàng Việt-Trung, song ngôi trên của văn hóa Trung Hoa vẫn thấm vào tận đường kim mũi chỉ trên xống áo đào kép. Ghét lắm nhưng không bỏ được. Ngày nay người Việt chê Tàu kém chất lượng. Bõ ghét được vài phút, song ở Việt Nam mĩ thuật Trung Hoa vẫn thống trị từ trong nhà ra ngoài đường.
- Vẫn theo Vũ Trọng Phụng trong phóng sự nói trên, bản thân cái nghệ thuật sâu khấu ấy là „một sự sáng kiến của Trung Quốc, làm quen với dân mình vào hồi Đức Trần Hưng Đạo đánh đuổi quân Nguyên. Trong đám tù binh Tàu có tên lính Lý Nguyên Cát trong ngục cũng vẫn hát hỏng cho tù binh khác khuây khỏa nỗi lo buồn – việc làm tiêu thời giờ trong lúc ưu nhàn bất đắc dĩ. Thấy sự lạ, lính canh tù bẩm lên quan trên. Người ta hỏi Lý Nguyên Cát, y cắt nghĩa hết. Theo lệnh của Đức Trần Hưng Đạo, Lý Nguyên Cát bèn diễn một tấn tuồng do y soạn ra. ‚ Vương Mẫu hiến đào‘ là tấn tuồng trước tiên diễn trên mặt đất của Đức Đại Việt Hoàng đế, kép hát gồm 12 người, nam ban đóng giả nữ ban. Họ mặc áo gấm vóc, múa hát theo điệu đàn sáo, kèn, trống thành hẳn một khúc âm nhạc có tiết tấu và theo tích hát có thể khiến người „Ố Nàm“ mình phải vui mừng giận ghét hẳn hoi. Sau buổi diễn, Lý Nguyên Cát với 12 tù binh kia nghiễm nhiên trở nên những ông giáo sư dạy tuồng! Đến đời Trần Dụ Tông, các khanh tướng vương hầu nhận thấy chiếu của Vua truyền soạn tích hát. Rồi từ đó trở đi, những buổi dạ yến đều có tiếng trống kèn vang lừng hoàng cung.“Thuở ấy mà Đức Thánh Trần quyết liệt tảy chay sản phẩm Trung Quốc hay chống xâm lăng văn hóa thì ngày nay người Việt đã không có những dòng âm nhạc và sân khấu âm nhạc được coi là văn hóa truyền thống của mình, từ hát bội đến nhã nhạc cung đình, từ nhạc tài tử đến cải lương và vọng cổ. Song Ngài có tư thế để cởi mở, đểliberal như vậy, Ngài ba lần đánh tan quân Nguyên Mông, đứng trên mọi nghi ngờ quỳ gối trước phương Bắc.
- "Chỉ có không chiếm hữu nên không mất đi... không tranh giành nên thiên hạ chẳng ai tranh giành được với mình." (Lão Tử)
- Ngữ 敔 nhạc khí hình hổ nằm, trên lưng có 27 răng gỗ, sử dụng trong cung đình những dịp đại lễ. Ngữ được đặt trên giá gỗ, nhạc công đứng bên cạnh dùng một chiếc gậy tre đập dập một đầu, sau khi gõ lên đầu hổ ba tiếng thì chà lên 27 răng gỗ trên lưng hổ ba lần, biểu thị kết thúc dàn nhã nhạc.
Tại Việt Nam, thời Trần, Lê Tắc cho biết: Đại Ngữ 大敔 (Ngữ lớn) được liệt vào dàn Đại Nhạc, riêng vua mới được dùng. Thời Nguyễn, Ngữ chỉ được sử dụng trong dịp tế trời (Nam Giao).
Ảnh minh họa từ trái sang phải, trên xuống dưới:
1. Ảnh chụp nhạc công gõ Ngữ thời Nguyễn.
2. Ngữ thời Nguyễn vẽ trong BAVH cùng hiện vật Ngữ của nhà Thanh, nhà Choson Hàn Quốc.
3. Ảnh chụp nhạc công gõ Ngữ thời Choson, Hàn Quốc phục dựng. - Lần nào viết chữ cũng thầm ''trách'' các cụ răng đen đã tạo ra cái truyền thống ''bò viết''. Thời Lý Trần trở về trước không rõ thế nào, Lê - Nguyễn về sau y hệt nhau, giờ đây tiếp tục "di hại" đến đám hậu sinh thời + @. Không phải ở ta không có bàn ghế, chỉ là nhiều khi quen bò ra như thế.
Năm 1688, tay sứ thần nhà Thanh là Phan Đỉnh Quế đã miêu tả cách viết chữ ở ta như thế này: "Khi viết thì trải chiếu ngồi đất, hai cổ tay không cùng tì lên chiếu, tay trái giữ giấy, còn tay phải đưa bút. Dẫu làm đối sách thi Đình, viết chữ nhỏ chân phương cũng đều như vậy. Cực kỳ khó!" (An Nam tạp kỷ)
Chú thích ảnh: Từ phải qua trái
1: Tranh thời Lê Trung Hưng.
5: Ảnh thời nay.
3: Tranh của họa sĩ Mai Thứ những năm 1970.
2, 4: Ảnh chụp thời Nguyễn. - Đêm mưa đọc bài từ Tây Giang nguyệt của Tùng Thiện vương Miên Thẩm (1819 — 1870).
Run rẩy anh đào trong gió
Mịt mùng thược dược mây tuôn
Chia tay người đẹp, mộng chờn vờn
Thử hỏi tương tư chưa khách?
Vất hết rượu nồng hoa thắm
Lẻ loi yến hót oanh chuyền
Vò lan, ấm đá, trướng the đen
Cảm nhận vị trà hương sách
Nguyên văn:
冉冉櫻桃風信
蒙蒙芍藥煙霏
美人別後夢依稀
試問相思還未
抛擲花明酒釅
伶俜燕語鶯飛
蘭缸石銚皂羅幃
管領書香茶味
Phiên âm:
Nhiễm nhiễm anh đào phong tín
Mông mông thược dược yên phi
Mĩ nhân biệt hậu mộng y hi
Thí vấn tương tư hoàn vị?
Phao trịch hoa minh tửu nghiễm
Linh binh yến ngữ oanh phi
Lan cang thạch điệu tạo la vi
Quản lĩnh thư hương trà vị - Đoạn trích dưới đây có thể giải thích cho câu hỏi tại sao rất nhiều người Việt hiện nay nghĩ rằng: văn hóa Việt là văn hóa làng xã, quê mùa. Phải thô kệch một chút, chất phác một chút, nhỏ nhắn một chút mới ra mùi Việt. Trong khi văn hóa Việt cũng như nhiều nền văn hóa khác đều được cấu thành bởi văn hóa bác học được tạo nên từ tầng lớp trí thức, tinh hoa và văn hóa dân gian được tạo nên bởi đám đông dân chúng. Một khi văn hóa trí thức bị chụp mũ, lên án, bị quy kết, đánh đổ; văn hóa dân gian lên ngôi cùng với sự cổ súy lầm lạc từ phía chính quyền thì ắt sẽ dẫn đến nhiều ngộ nhận, cũng như sự suy thoái về mặt tinh thần, tư tưởng của nhiều thế hệ quốc dân sau này.
"Tiếp tục bồi dưỡng lập trường vô sản cho cán bộ, đảng viên, quét sạch tàn dư của tư tưởng tiểu tư sản và ảnh hưởng của tư tưởng tư sản, nhất là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng gốc của chủ nghĩa xét lại. Sở dĩ có những người cộng sản biến thành phần tử xét lại là vì họ sợ đấu tranh cách mạng gian khổ, sợ hy sinh, họ chỉ muốn sống cuộc đời an nhàn, sung sướng, do đó mà họ thích thú với những lề thói, cách sống, tư tưởng của tư sản; đối với những người đó, lý tưởng cao cả và đẹp đẽ của chủ nghĩa cộng sản biến mất, họ chỉ mơ tưởng lối sống của tư sản phương Tây, coi đó là mẫu mực, là mục tiêu phấn đấu cao nhất của họ; họ run sợ, thỏa hiệp và đi đến đầu hàng bọn đế quốc, bọn phản động về mặt tư tưởng. Vì vậy, cần tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ ta ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần yêu nước chân chính kết hợp với tinh thần quốc tế vô sản, chống tư tưởng dân tộc tư sản, tư tưởng dân tộc lớn cũng như tư tưởng dân tộc hẹp hòi."
(Trích Một vài vấn đề trong nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta...)
Chú thích ảnh: Tranh vẽ Đại Nam lịch đại long phi đồ (ở giữa) và hai bức tranh thêu thời Nguyễn (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) - Xin kính nhờ thầy Đức giảng nghĩa chữ "雲齋學苑" được không ạ.4 chữ Hán này đọc là ''Vân Trai học uyển''. Uyển có nghĩa là ''vườn'' (vườn thượng uyển). Học uyển là từ mỹ miều, trang nhã chỉ lớp học. Còn Vân Trai là tên hiệu (bút hiệu) của tôi, trong đó vân là mây, trai là thư phòng.
- https://www.facebook.com/quangduc.tran
- 1
- 1
- 1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét