Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Tam Tự Kinh (chữ Hán: 三字經)

Tam Tự Kinh (chữ Hán: 三字經)[1] là một cuốn sách của Trung Quốc được soạn từ đời Tống, đến đời Minh, Thanh được bổ sung. Sách được dùng để dạy học cho học sinh mới đi học. Ở Việt Nam trước đây cũng dùng sách này. Nội dung cuốn sách hơn 1000 chữ, bố trí ba chữ một câu có vần. Hiện nay những người học chữ Hán cũng học nó để có số vốn 600 chữ để rồi tiếp tục học lên cao.
Ban đầu sách do ông Vương Ứng Lân (王應麟, 1223-1296) đời Tống biên soạn, sang cuối đời Tống được Âu Thích Tứ biên soạn bổ sung thêm, sau đó sang đời Minh lại đượcLê Trinh thêm vào, rồi đến đời Thanh lại viết thêm vào cho trọn lịch sử Trung Quốc.
Sách được biên soạn để dạy vỡ lòng cho con trẻ thời Trung Quốc xưa. Nội dung rất phong phú, đề cập đến bản tính của con người lúc ban đầu là thiện, nhưng nhiễm những thói quen do hoàn cảnh môi trường nên dần mất bản tính ấy; cần phải chuyên cần, chăm chỉ học tập để duy trì bản tính thiện và trau dồi kiến thức. Mở đầu cuốn sách là đạo lý "Nhân chi sơ, tính bổn Thiện"[2]... đến những đạo lý dạy dỗ làm người "Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý"[3], Tu tề, Đạo Hiếu, đối xử với anh em, bạn bè, từ đạo nghĩa cơ bản, xử thế, tam cương, ngũ thường,.. Đến cả địa lý mặt trời, mặt trăng, và diễn biến lịch sử của Trung Quốc, qua từ ngữ ngắn gọn, xúc tích có vần có điệu. Có thể dạy dỗ cho con trẻ có một khái niệm về cuộc sống, về đạo đức, và làm người.[4]
Cuốn sách có thể chia ra làm 6 phần với những nội dung chính như sau:
1- Từ "Nhân chi sơ, tính bản thiện" đến "Nhân bất học, bất tri lý": nói về bản tính của con người là thiện và về tầm quan trọng đối với việc dạy dỗ của người thầy và vấn đề học tập của con trẻ.
2- Từ "Vi hiếu tử, phương thiếu thời" đến "Thủ hiếu đễ, thứ kiến văn": dạy cho các em phải hiếu thảo với bố mẹ, hòa thuận với anh em.
3- Từ "Tri mộ số, thức mộ văn" đến "Thử thập nghĩa, nhân sở đồng": dạy những kiến thức phổ thông từ cách đếm đến thời tiết 4 mùa, ngũ hành, lục cốc, lục súc...
4- Từ "Phàm huấn mông, tu giảng cứu" đến "Văn Trung Tử, cập Lão Trang": giới thiệu những sách kinh điển của Nho gia và các trước tác của Chư tử.
5- Từ "Kinh sử thông, độc chư sử" đến "Tải trị loạn, tri hưng suy": trình bày lịch sử phát triển và sự hưng vong của các triều đại Trung Quốc.
6- Từ "Độc sứ giả, khản thực lục" đến "Giới chi tai, nghi miễn lực": giới thiệu những gương hiếu học điển hình cho các em noi theo.

Nguyên tác: Vương Ứng Lân
Dịch chú: Lỗ Bình Sơn




    Tam Tự Kinh 
三字經 là Sách Ba Chữ của Trung Hoa do Vương Ứng Lân  đầu tiên biên soạnNhững người đời sau có bổ sung thêm vào cho trọn lịch sử các triều đại.
    Vương Ứng Lân王應麟 (1223-1296) tự Bá Hậu 伯厚, ở phủ Khánh Nguyên, huyện Ngân (thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay) là một nhà chính trị cuối thời Nam Tống 南宋 và là nhà sử học, văn học.
    Xưa, sách này được dùng để dạy cho học trò mới đi học. Nội dung gồm 1.140 chữ (tự), trình bày dưới dạng ba chữ một đậu (một ý dừng ngắt), sáu chữ một cú (câu) có vần. Học hết cuốn Tam Tự Kinh người học có khoảng 541 vốn từ vựng để làm cơ sở học tiếp lên.
    Nội dung sách chia làm 44 đoạn, phân thành sáu phần và lấy các chữ của câu đầu để đặt tựa.
Phần A - Nhân Chi Sơ

Đây là phần đầu tiên trong sách Tam Tự Kinh nói về bản tính con người, thông qua đó nêu lên cách giáo dục trẻ con bằng những dẫn chứng sinh động từ thời xa xưa. Ngoài ra, phần này còn nói về chức phận bậc làm cha mẹ, trách nhiệm của người thầy và bổn phận của con cái. Ngoài việc mài mò học tập thì người con phải biết hiếu để.


05 Hương cửu linh năng ôn tịch


1
2
3
4
香九齡,能溫席;
孝于親,所當執。
融四歲,能讓梨;
弟于長,宜先知。
Hương cửu linh, năng ôn tịch;
Hiếu ư thân, sở đương chấp.
Dung tứ tuế, năng nhượng lê;
Để ư trưởng, nghi tiên tri.
  1. Hương chín tuổi biết ủ ấm chiếu mền 
  2. Hiếu với cha mẹ, việc nên làm 
  3. Dung bốn tuổi biết nhường trái lê 
  4. Thuận với anh là điều nên biết trước. 

    Bé Hương mới chín tuổi đã biết ủ ấm chiếu mền cho cha mẹ; ấy là gương hiếu đối với đấng thân mà trò cần phải biết. Lại như Khổng Dung mới bốn tuổi mà biết nhường trái lê; ấy là gương thảo đối với huynh trưởng mà trò cũng cần phải học trước.

04 Ngọc bất trác bất thành khí


1
2
3
4
玉不琢,不成器;
人不學,不知義。
為人子,方少時;
親師友,習禮儀。
Ngọc bất trác, bất thành khí;
Nhân bất học, bất tri nghĩa.
Vi nhân tử, phương thiếu thời;
Thân sư hữu, tập lễ nghi.
  1. Ngọc không đẽo gọt không thành món đồ 
  2. Người ta không học thì không biết nghĩa lý 
  3. Làm người con lúc còn nhỏ 
  4. Thân với thầy, bạn để tập lễ nghi. 

    Hòn ngọc không đẽo gọt thì chẳng nên món đồ; người ta không học thì chẳng biết nghĩa lý. Cho nên phận làm con, đương lúc còn trẻ, phải thân cận với thầy và bạn để học tập lễ nghi.

03 Dưỡng bất giáo phụ chi quá

1
2
3
4
養不教,父之過;
教不嚴,師之惰。
子不學,非所宜;
幼不學,老何為?
Dưỡng bất giáo, phụ chi quá;
Giáo bất nghiêm, sư chi đọa.
Tử bất học, phi sở nghi;
Ấu bất học, lão hà vi?
  1. Nuôi mà không dạy là lỗi của cha. 
  2. Dạy mà không nghiêm là quấy của thầy 
  3. Con không học thì không phải lẽ. 
  4. Còn nhỏ không học, già sẽ làm gì? 

    Nuôi con mà chẳng dạy dỗ, ấy là lỗi của người cha. Dạy học mà chẳng nghiêm, ấy là quấy của ông thầy. Kẻ làm con mà chẳng học, chẳng phải lẽ nên vậy. Lúc nhỏ chẳng học thì lớn lên rồi tới già sẽ làm gì?

02 Tích Mạnh mẫu trạch lân xứ


1
2
3
4
昔孟母,擇鄰處;
子不學,斷機杼。
竇燕山,有義方;
教五子,名俱揚。
Tích Mạnh mẫu, trạch lân xứ;
Tử bất học, đoạn cơ trữ.
Đậu Yên Sơn, hữu nghĩa phương;
Giáo ngũ tử, danh câu dương.
  1. Chuyện mẹ thầy Mạnh chọn láng giềng ở 
  2. Con không chịu học, chặt thoi dệt. 
  3. Đậu Yên Sơn biết nghĩa lý, phép tắc 
  4. Dạy năm con đều nổi danh. 

    Mẹ Mạnh Tử ba lần dời nhà để lựa chọn hàng xóm họp với việc học của con. Thấy con biếng học bà tức giận, bèn chặt bỏ khung cửi và thoi dệt để dạy con. Ông Đậu Yên Sơn là người có nghĩa lý, phép tắc, dạy năm con đều nổi tiếng tâm.

01 Nhân chi sơ tính bổn thiện


1
2
3
4
人之初,性本善;
性相近,習相遠。
苟不教,性乃遷;
教之道,貴以專。
Nhân chi sơ, tính bổn thiện;
Tính tương cận, tập tương viễn.
Cẩu bất giáo, tính nãi thiên; 
Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên.
  1. Người ta lúc đầu vốn có cái tính tốt lành 
  2. Tính ấy gần giống nhau nhưng do thói tục mà khác nhau 
  3. Nếu không dạy thì cái tính ấy thay đổi. 
  4. Cách giáo dục là lấy chuyên làm trọng.

    Phàm con người ta mới sinh ra đều có cái bản tánh tốt lành. Vì cái tánh lành ấy giống nhau nên giúp họ gần nhau; nhưng khi lớn lên, hòa nhập với xã hội, nhiễm nhiều thói tục ở đời khiến cho tính tình của họ khác đi và thành ra xa nhau. Nếu như con người ta chẳng được giáo dục, dạy dỗ thì tánh lành thuở ban đầu ấy sẽ trở nên thay đổi tùy theo môi trường mà họ tiếp xúc. Về đường lối giáo dục, dạy dỗ con cái thì lấy đức chuyên làm trọng.
Phần B - Thủ Hiếu Để

Đây là phần thứ hai sách Tam Tự Kinh, nhắc lại việc học của trẻ nhỏ là trước hết phải giữ đức hiếu với cha mẹ, thuận thảo với anh chị. Sau đó nói về các con số, các vật quanh ta, các mùa trong năm, ngũ hành, cửu tộc, luân lý, đạo thường ...

13 Phụ tử phu phụ

đăng 08:06 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
5
父子恩,夫婦從;
兄則友,弟則恭。
長幼序,友與朋;
君則敬,臣則忠
此十義,人所同。
Phụ tử ân, phu phụ tùng,
Huynh tắc hữu, đệ tắc cung, 
Trưởng ấu tự, hữu dữ bằng,
Quân tắc kính, thần tắc trung; 
Thử thập nghĩa, nhân sở đồng.
  1. Cha con có ơn, vợ chồng theo nhau 
  2. Anh thì thuận thảo, em thì cung kính 
  3. Lớn nhỏ có thứ bậc, bạn bè đồng nhau 
  4. Vua thì tôn kính, tôi thì trung thành. 
  5. Đó là mười nghĩa mà mọi người đều có như nhau. 

Cha con có ơn, vợ chồng theo nhau, anh thì thuận thảo, em thì cung kính, lớn nhỏ có thứ bậc, bạn bè đồng nhau, vua thì tôn kính, tôi thì trung thành. Đó là mười nghĩa mà mọi người đều có như nhau.

12 Cao tằng tổ phụ

đăng 08:04 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
高曾祖,父而身;
身而子,子而孫。
自子孫,至元曾;
乃九族,人之倫。
Cao tằng tổ, phụ nhi thân,
Thân nhi tử, tử nhi tôn, 
Tự tử tôn, chí nguyên tằng;
Nãi cửu tộc, nhân chi luân.
  1. Ông Sơ, Cố, Nội, Cha tới mình 
  2. Mình tối con, con tới cháu 
  3. Từ con, cháu đến chắt, chít 
  4. Là chín dòng tộc lập nên thứ bậc của người ta 

Ông sơ, ông cố, ông nội, cha đến mình, mình đến con, con đến cháo, từ con, cháu đến chắt, chít tức là dòng dõi chín đời trong họ gọi là cửu tộc tạo nên thứ bậc của người ta.

11 Hỉ nộ ai cụ

đăng 08:00 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
曰喜怒,曰哀懼;
愛惡欲,七情具。
匏土革,木石金;
絲與竹,乃八音。
Viết hỉ nộ, viết ai cụ,
Ái ác dục, thất tình cụ.
Bào thổ cách, mộc thạch kim,
Ti dữ trúc, nãi bát âm.
  1. Rằng: Mừng, giận; Rằng: thương, sợ 
  2. Yêu, Gét, và Ham Muốn là bảy loại tình 
  3. Bầu, đất, da, gỗ, đá, kim, 
  4. Tơ và Trúc là tám thứ âm. 

Mừng, giận, thương, sợ, yêu, gét và muốn là bảy trạng thái tình cảm mà ai cũng có đủ cả. Bầu, đất, da, gỗ, đá, kim, tơ và trúc là tám thứ âm trong âm nhạc.

10 Đạo lương thục mạch thử tắc

đăng 07:58 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
稻粱菽,麥黍稷;
此六穀,人所食。
馬牛羊,雞犬豕;
此六畜,人所飼。
Đạo lương thục, mạch thử tắc;
Thử lục cốc, nhân sở thực.
Mã ngưu dương, kê khuyển thỉ;
Thử lục súc, nhân sở tự.
  1. Đạo, lương, thúc, mạch, thử, tắc 
  2. Đó là sáu giống lúa mà người ta ăn. 
  3. Ngựa, bò dê, gà, chó, heo 
  4. Đó là sáu vật mà người ta nuôi 

Đạo, lương, thúc, mạch, thử, tắc là sáu giống lúa mà người ta ăn. Ngựa, bò dê, gà, chó, heo là sáu loại súc vật mà người ta nuôi.

09 Thủy hỏa mộc kim thổ

đăng 07:56 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
曰水火,木金土;
此五行,本乎數。
曰仁義,禮智信;
此五常,不容紊。
Viết thủy hỏa, mộc kim thổ;
Thử ngũ hành, bổn hồ số.
Viết nhân nghĩa, lễ trí tín;
Thử ngũ thường, bất dung vặn.
  1. Rằng: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim và Thổ 
  2. Đó là năm hành có gốc ở số. 
  3. Rằng: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí và Tín 
  4. Đó là năm lẽ sống không được để rối loạn. 

Rằng: nước, lửa, gỗ, kim loại và đất là năm chất gọi là Ngũ hành, có nguồn gốc ở dịch số. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là năm cái đạo lý thường hằng, gọi là Ngũ Thường, chớ nên làm cho chúng rối loạn.

08 Xuân hạ thu đông

đăng 07:51 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
曰春夏,曰秋冬;
此四時,運不窮。
曰南北,曰西東;
此四方,應乎中。
Viết xuân hạ, viết thu đông;
Thử tứ thời, vận bất cùng.
Viết nam bắc, viết tây đông;
Thử tứ phương, ứng hồ trung.
  1. Rằng: xuân, hạ, thu và đông 
  2. Đó là bốn mùa xoay vần không ngừng 
  3. Rằng: Nam, Bắc, Đông và Tây 
  4. Đó là bốn phương hướng đối ứng vào giữa 

Rằng: xuân, hạ, thu, đông, đó là bốn mùa, xây vần quanh năm chẳng ngừng. Rằng: Nam, Bắc, Tây và Đông, đó là bốn phương, đều ứng vào giữa.

07 Tam tài giả thiên địa nhân

đăng 07:45 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 07:49 08-06-2013 ]
1
2
3
4
三才者,天地人;
三光者,日月星。
三綱者,君臣義;
父子親,夫婦順。
Tam tài giả, thiên địa nhân.
Tam quang giả, nhật nguyệt tinh.
Tam cương giả, quân thần nghĩa,
Phụ tử thân, phu phụ thuận.
  1. Ba bậc tài: trời, đất và người 
  2. Ba vật sáng: mặt trời, mặt trăng, ngôi sao 
  3. Ba giềng mối: vua tôi có nghĩa 
  4. Cha con thân thích, vợ chồng thuận hòa 

“Tam tài” là ba bậc: Trời, Đất và người. Tam Quang là ba vật phát ra ánh sáng là mặt trời, mặt trăng và ngôi sao. Tam Cương là ba giềng mối: vua với bề tôi có nghĩa; cha với con thân nhau; vợ với chồng hòa thuận.

06 Thủ hiếu để thứ kiến văn

đăng 07:43 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
首孝弟,次見聞;
知某數,識某文。
一而十,十而百;
百而千,千而萬。
Thủ hiếu để, thứ kiến văn;
Tri mỗ số, thức mỗ văn.
Nhất nhi thập, thập nhi bách,
Bách nhi thiên, thiên nhi vạn.
  1. Hiếu thuận trước, học kiến thức sau 
  2. Hiểu con số, biết được chữ 
  3. Một tới mười, mười tới trăm 
  4. Trăm tới ngàn, ngàn tới vạn 

    Về việc học thì trước hết là phải hiếu với cha mẹ, thuận thảo với anh chị, người lớn; kế đó là quan sát tận mắt và lắng nghe để có kiến thức. Nên học cho biết số, biết chữ nghĩa. Từ số một đến số mười, từ số trăm đến số ngàn, từ số ngàn đến số muôn (mười ngàn).
Phần C - Phàm Huấn Mông


Đây là phần thứ ba sách Tam Tự Kinh. Trước tiên nhắc lại cách dạy trẻ nhỏ là giảng cho rõ nghĩa, đặc biệt là việc ngừng ngắt câu cú vì chữ Hán vốn không có dấu chấm câu và nên giảng nghĩa các tích xưa, tức là các Điển tích. Kế đến là nói về cách thức học và đọc các sách cho có trình tự. Phần này kể ra hầu hết các sách quan trọng của Nho Giáo nên đọc dần dần có thứ tự sau khi học xong Tiểu học.

22 Ngũ tử

đăng 08:43 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
五子者,有荀楊;
文中子,及老莊。
經子通,讀諸史;
考世系,知終始。
Ngũ tử giả, hữu Tuân Dương.
Văn Trung Tử, cập Lão Trang.
Kinh tử thông, độc chư sử;
Khảo thế hệ, tri chung thủy.
  1. Năm Tử gồm có: Tuân Tử, Dương Tử 
  2. Văn Trung Tử đến Lão Tử, Trang Tử 
  3. Thông Kinh Tử thì đọc các sách Sử 
  4. Xét qua các thế hệ để biết đầu đuôi. 

Năm sách tử là sách của Tuân Tử, Dương Hùng, Văn Trung Tử, Lão Tử và Trang Tử. Kinh, Truyện và Tử thông rồi nên đọc sử để xét mối đời từ đầu đến cuối.

21 Tam Truyện

đăng 08:40 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
三傳者,有公羊;
有左氏,有穀梁。
經既明,方讀子;
撮其要,記其事。
Tam Truyện giả, hữu Công Dương,
Hữu Tả Thị, hữu Cốc Lương.
Kinh ký minh, phương độc tử;
Toát kì yếu, kí kì sự.
  1. Ba truyện: có Công Dương, 
  2. Có Tả Thị, có Cốc Lương. 
  3. Kinh đã rõ rồi nên đọc sang Tử 
  4. Rút ra điều cốt yếu, nhớ kỹ những sự việc. 

Xuân Thu có ba truyện là truyện của Công Dương, truyện của Tả thị và truyện của Cốc Lương. Kinh và truyện đã rõ, mới đọc qua Tử. Nên rút lấy chỗ cốt yếu, ghi nhớ các sự việc.

20 Thi Kinh - Xuân Thu

đăng 08:38 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
曰國風,曰雅頌;
號四詩,當諷詠。
詩既亡,春秋作;
寓褒貶,別善惡。
Viết quốc phong, viết nhã tụng;
Hiệu tứ thi, đương phúng vịnh.
Thi ký vong, Xuân Thu tác;
Ngụ bao biếm, biệt thiện ác.
  1. Rằng: Quốc Phong, Rằng: Nhã, Tụng 
  2. Gọi là bốn thể thơ, nên ngâm đọc. 
  3. Kinh thi đã bỏ bớt rồi trước tác Xuân Thu, 
  4. Ngụ ý khen chê, phân biệt thiện và ác 

Quốc phong, Tiểu nhã, Đại nhã, Tụng gọi là bốn thể thơ trong Kinh Thi nên ngâm nga, đọc trầm bổng. Lược bớt và sang định Kinh thi xong rồi, Đức Khổng làm ra kinh Xuân Thu, ngụ ý khen chê, phân biệt điều lành việc dữ.

19 Lễ Kí

đăng 08:35 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
我周公,作周禮;
著六官,存治體。
大小戴,注禮記;
述聖言,禮樂備。
Ngã Chu Công, tác Chu Lễ;
Trước lục quan, tồn trị thể.
Đại Tiểu Đái, chú Lễ Kí;
Thuật thánh ngôn, lễ nhạc bị.
  1. Ông Chu Công làm sách Chu Lễ 
  2. Đặt sáu loại quan, bảo tồn và sửa trị chính thể 
  3. Đại Đái và Tiểu Đái chú giả sách Lễ Ký 
  4. Thuật lời dạy của thánh nhân, đầy đủ lễ nhạc. 

Ông Chu Công Đán làm kinh Chu Lễ, đặt ra sáu chức quan để giữ gìn thể thống trị nước. Hai ông Đại Đái (Đái Đức) và Tiểu Đái (Đái Thánh) chú nghĩa kinh Lễ, ký thuật lời nói của đức Thánh về lễ nhạc một cách đầy đủ.

18 Dịch - Thư

đăng 08:32 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 08:35 08-06-2013 ]
1
2
3
4
有連山,有歸藏;
有周易,三易詳。
有典謨,有訓誥;
有誓命,書之奧。
Hữu Liên Sơn, hữu Quy Tàng,
Hữu Chu Dịch, tam Dịch tường.
Hữu Điển Mô, hữu Huấn Cáo,
Hữu Thệ Mệnh, Thư Chi Áo.
  1. Có Liên Sơn, có Qui Tàng 
  2. Có Chu Dịch nên tường tận ba kinh Dịch này 
  3. Có Điển, Mô; có Huấn, Cáo 
  4. Có Thệ, Mệnh đều hàm nghĩa sâu xa 

Liên sơn, Qui tàng và Chu dịch là ba bộ Kinh Dịch nên hiểu rõ. Kinh Thư thì có những thiên: Điển, Mô, Huấn, Cáo, Thệ, Mệnh chứa đựng nghĩa sâu xa.

17 Thi Thư Dịch Lễ Xuân Thu

đăng 08:29 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
孝經通,四書熟;
如六經,始可讀。
詩書易,禮春秋;
號六經,當講求。
Hiếu Kinh thông, Tứ Thư thục;
Như lục kinh, thủy khả độc.
Thi Thư Dịch, Lễ Xuân Thu;
Hiệu lục kinh, đương giảng cầu.
  1. Thuộc Hiếu Kinh, thành thục Tứ Thư 
  2. Như Lục Kinh mới bắt đầu có thể đọc. 
  3. Thi, Thư, Dịch, Lễ và Xuân Thu; 
  4. Gọi là sáu kinh nên tìm hiểu 

Thông sách “Hiếu kinh”, bộ “Tứ thư” đã thuộc rồi mới nên đọc Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu kêu là Lục Kinh, nên giảng tìm lấy nghĩa lý.

16 Trung Dung - Đại Học

đăng 08:26 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
作中庸,子思筆;
中不偏,庸不易。
作大學,乃曾子;
自脩齊,至平治。
Tác Trung Dung, Tử Tư bút;
Trung bất thiên, Dung bất dịch.
Tác Đại Học, nãi Tăng Tử;
Tự tu tề, chí bình trị.
  1. Làm nên Trung Dung do Tử Tử chép lại, 
  2. Trung: không lệch; Dung: không đổi. 
  3. Làm nên Đại Học là do Tăng Tử. 
  4. Từ Tu, Tề cho đến Bình, Trị. 

Sách “Trung Dung” thì do ông Tử Tư (Khổng Cấp) làm ra. Trung nghĩa là không lệch, Dung nghĩa là chẳng đổi; Còn sách “Đại học” là của ông Tăng Tử soạn, dạy từ đạo tu thân, tề gia đến đạo trị quốc, bình thiên hạ.

15 Luận Ngữ - Mạnh Tử

đăng 08:24 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
論語者,二十篇;
群弟子,記善言。
孟子者,七篇止;
講道德,說仁義。
Luận Ngữ giả, nhị thập thiên;
Quần đệ tử, kí thiện ngôn.
Mạnh Tử giả, thất thiên chỉ;
Giảng đạo đức, thuyết nhân nghĩa.
  1. Luận Ngữ có hai mươi thiên, 
  2. Các đệ tử ghi chép lời dạy hay. 
  3. Mạnh tử có bảy thiên, 
  4. Giảng đạo đức, nói về nhân nghĩa 

Sách “Luận ngữ” có hai mươi thiên, do các lớp đệ tử chép lời nói phải của Đức Khổng Tử; Sách “Mạnh Tử” chỉ có bảy thiên thôi, là sách giảng đạo đức, luận bàn nhân nghĩa của thầy Mạnh.

14 Phàm huấn mông

đăng 08:20 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 00:43 09-06-2013 ]
1
2
3
4
凡訓蒙,須講究;
詳訓詁,明句讀。
為學者,必有初;
小學終,至四書。
Phàm huấn mông, tu giảng cứu;
Tường huấn hổ, minh cú đậu.
Vi học giả, tất hữu sơ;
Tiểu học chung, chí Tứ Thư.
  1. Dạy trẻ con nên giảng xét kỹ lưỡng 
  2. Tường tận nghĩa xưa, ngắt câu rõ ràng 
  3. Làm người đi học ắt phải biết chỗ bắt đầu 
  4. Học xong tiểu học mới tới Tứ Thư. 

Hễ dạy trẻ thơ nên giảng giải, xét tìm cho kỹ lưỡng, tường tận ngữ nghĩa, lời văn cổ xưa; câu chữ phân minh rõ ràng. Kẻ đi học, ắt phải học từ chỗ ban đầu. Học hết sách tiểu học rồi đến đọc tứ thư.
Phần D- Tự Hy Nông

Phần thứ tư này tóm lược toàn bộ lịch sử Trung Hoa theo trình tự từ thời tối cổ đến đời Thanh; là phần dài nhất so với các phần khác, nó dài như lịch sử Trung Hoa vậy. 
Mỗi triều đại có đề cặp đến các điểm then chốt về sự suy vong và cũng nêu lên khoảng thời gian mà mỗi triều đại trải qua. 
Cuối phần này có khuyên người đọc sử nên tìm sách tin cậy mà đọc, dù đọc buổi sáng hay buổi chiều thì bụng phải nghĩ, lòng phải suy!

33 Đọc Sử Giả

đăng 21:17 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 21:20 08-06-2013 ]
1
2
3
4
5
6
十七史,全在茲;
載治亂,知興衰。
讀史者,考實錄;
通古今,若親目。
口而誦,心而惟;
朝于斯,夕于斯。
Thập thất sử, toàn tại tư;
Tải trị loạn, tri hưng suy
Độc sử giả, khảo thực lục;
Thông cổ kim, nhược thân mục.
Khẩu nhi tụng, tâm nhi duy;
Triều ư tư, tịch ư tư.
  1. Mưới bảy chuyện sử, tất cả đều ở đó 
  2. Ghi việc trị loạn, biết được thịnh suy. 
  3. Kẻ đọc lịch sử, xét bản chép thực 
  4. Thông xưa nay như thấy tận mắt 
  5. Miệng thì đọc, lòng thì suy 
  6. Sáng nghĩ đến, chiều cũng nghĩ đến. 

Mười bảy giai đoạn lịch sử trọn ở đó, chép đời trị, đời loạn; cho biết vận hưng suy.

Kẻ đọc sách sử xét bổn chép sự thật, lạu thông chuyện đời xưa, đời nay mọi tưởng chuyện dường như hiện ra gần trước mắt. Miệng thì đọc lòng thì suy, buổi sớm và buổi chiều cứ theo đó mà đọc và suy.

32 Minh - Thanh

đăng 21:13 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 21:19 08-06-2013 ]
1
2
3
4
5
6
7
8
太祖興,國大明;
號洪武,都金陵。
迨成祖,遷燕京;
十七世,至崇禎。
權阉肆,冦如林;
至李闖,神器焚。
清太祖,膺景命;
靖四方,克大定。
Thái Tổ hưng, quốc Đại Minh;
Hiệu Hồng Vũ, đô Kim Lăng.
Đãi Thành Tổ, thiên Yên Kinh;
Thập thất thế, chí Sùng Trinh.
Quyền yêm tứ, khấu như lâm;
Chí Lý Sấm, thần khí phần.
Thanh Thái Tổ, ưng cảnh mệnh
Tĩnh tứ phương, khắc đại định.
  1. Thái Tổ khởi lên, đặt nước Đại Minh; 
  2. Hiệu Hồng Vũ đóng đô ở Kim Lăng. 
  3. Kịp đến Thành Tổ đời đô đến Yên Kinh 
  4. Mười bảy đời, đến vua Sùng Trinh 
  5. Thái giám lộng quyền, giặc nổi lên như rừng 
  6. Đến Lý Sấm đồ thị bị đốt. 
  7. Thanh Thái Tổ nhận mệnh trời, 
  8. Dẹp bốn phương, mang lại sự ổn định lớn. 

Vua Thái tổ khởi lên, đặt hiệu nước là Đại Minh lấy niên hiệu là Hồng Vũ đóng đô ở đất Kim Lăng. Tới vua Thành tổ thì dời kinh đô tới đất Yên gọi là Yên Kinh. Nhà Đại Minh có mười 17 đời vua, đến vua Sùng Trinh.

Quan thị lộng quyền nên giặc giả nổi lên như rừng, đến giặc Lý Sấm đồ thần bị đốt. Ứng mạng trời, vua Thái Tổ nhà Thanh dẹp yên bốn phương, định được tất cả.

31 Tống - Nguyên

đăng 21:11 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
5
6
炎宋興,受周禪;
十八傳,南北混。
遼與金,皆稱帝;
元滅金,絕宋世。
蒞中國,蒹戎狄;
力十年,國祚廢。
Viêm Tống hưng, thụ Chu thiện;
Thập bát truyền, nam bắc hỗn.
Liêu dữ Kim, giai xưng đế;
Nguyên diệt Kim, tuyệt Tống thế.
Lị Trung Quốc, kiêm nhung địch;
Lục thập niên, quốc tộ phế.
  1. Viêm Tống khởi lên, nhà Chu chịu nhường ngôi 
  2. Truyền mười tám đời, Nam Bắc hỗn loạn 
  3. Liêu và Kim đều xưng đế 
  4. Nhà Nguyên diệt nhà Kim, dứt nhà Tống. 
  5. Trị Trung Quốc gồm cả giặc Nhung 
  6. Sáu mươi năm ngôi nước bị bỏ. 

Nhà Viêm Tống khởi lên, nhà Châu chịu trao ngôi, truyền mười tám đời, phía Nam và phía Bắc chung lộn. Nước Liêu và nước Kim đều xưng đế. Nhà Nguyên diệt nước Kim, dứt đời nhà Tống. Nhà Nguyên trị nước Trung Quốc gồm cả các nước rợ ngoài, được sáu chục năm, ngôi nước bị bỏ.

30 Ngũ Đại

đăng 21:09 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
樑滅之,國乃改。
樑唐晉,及漢周;
稱五代,皆有由。
Lương diệt chi, quốc nãi cải.
Lương Đường Tấn, cập Hán Chu;
Xưng Ngũ Đại, giai hữu do.
  1. Nhà Lương tiêu diệt, nước bèn đổi 
  2. Lương, Đường, Tấn và Hán, Chu 
  3. Gọi là Ngũ Đại đều có nguyên do. 

Nhà Lương diệt nhà Đường hiệu nước bèn đổi. Nhà hậu Lương, nhà hậu Đường, nhà hậu Tấn, tới nhà hậu Hán và nhà hậu Chu, kêu là thời Ngũ Đại, đều có duyên cớ.

29 Tùy - Đường

đăng 21:07 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
5
迨至隋,一土宇;
不再傳,失統緒。
唐高祖,起義師;
除隋亂,創國基。
二十傳,三百載;
Đãi chí Tùy, nhất thổ vũ;
Bất tái truyền, thất thống tự.
Đường Cao Tổ, khởi nghĩa sư;
Trừ Tùy loạn, sáng quốc cơ.
Nhị thập truyền, tam bách tải;
  1. Kịp đến nhà Tùy cõi đất thâu về một mối 
  2. Chưa truyền nguôi thì đã mất giềng mối. 
  3. Đường Cao Tổ đứng lên khởi nghĩa 
  4. Trừ loạn nhà Nhà, sáng lập cơ nghiệp đất nước. 
  5. Truyền hai mươi đời trải qua ba trăm năm 

Kịp tới nhà Tùy, Văn Đế gồm một cõi đất nhưng truyền chẳng được hai đời thì mất giềng mối.Vua Cao tổ nhà Đường khởi quân nghĩa, trừ loạn nhà Tùy dựng nền nước. Truyền hai mươi đời, cai trị ba trăm năm

28 Nam Bắc Triều

đăng 21:06 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
宋齊繼,樑陳承;
為南朝,都金陵。
北元魏,分東西;
宇文周,與高齊。
Tống Tề kế, Lương Trần thừa;
Vi Nam Triều, đô Kim Lăng.
Bắc Nguyên Ngụy, phân đông tây;
Vũ Văn Chu, dữ Cao Tề.
  1. Tống, Tề kế tiếp; Lương, Trần nối theo 
  2. Là Nam Triều, kinh đô ở Kim Lăng. 
  3. Phía Bắc là Nguyên Ngụy, chia Đông, Tây 
  4. Còn có Vũ Văn Chu và Cao Tề 

Nhà Tống dứt, kế đến là nhà Tề, nhà Lương hết, tới nhà Trần. Đó là Nam Triều, đóng đô tại đất Kim Lăng. Còn ở Bắc Triều thì nhà Nguyên Ngụy chia ra phía Đông phía Tây, nhà Chu họ Vũ Văn và nhà Tề họ Cao.

27 Tam Quốc - Lưỡng Tấn

đăng 20:56 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
魏蜀吳,爭漢鼎;
號三國,迄兩晉。
Ngụy Thục Ngô, tranh Hán đỉnh;
Hiệu Tam Quốc, hất Lưỡng Tấn.
  1. Ngụy, Thục, Ngô tranh ngôi nhà Hán 
  2. Gọi là thời Tam Quốc, đến thời Lưỡng Tấn 

Nước Thục, nước Ngụy, nước Ngô giành vạc nhà Hán gọi là thời Tam Quốc. Sau tới thời lưỡng Tấn là hai nhà Tây Tấn và Đông Tấn liên tiếp nhau.

26 Tần - Hán

đăng 20:54 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
5
6
嬴秦氏,始兼并;
傳二世,楚漢爭。
高祖興,漢業建;
至孝平,王莾篡。
光武興,為東漢;
四百年,終於獻。
Doanh Tần thị, thủy kiêm tịnh;
Truyền nhị thế, Sở Hán tranh.
Cao Tổ hưng, Hán nghiệp kiến;
Chí Hiếu Bình, Vương Mãng soán.
Quang Vũ hưng, vi Đông Hán;
Tứ bách niên, chung ư Hiến.
  1. Họ Doanh Tần mới gồm thâu 
  2. Truyền hai đời rối tới chiến tranh Hán Sở 
  3. Cao tổ dấy lên dựng nghiệp nhà Hán 
  4. Đến Hiếu Bình thỉ bị Vương Mãng cướp ngôi. 
  5. Quang Vũ dấy lên là Đông Hán 
  6. Bốn trăn năm, kết thúc ở vua Hiến 

Họ Doanh Tần mới bắt đầu thâu tóm tất cả, truyền được hai đời. Nước Sở, nước Hán giành nhau thiên hạ gọi là Hán Sở tranh hùng. Vua Cao Tổ Lưu Bang khởi lên, dựng nghiệp nhà Hán, đến vua Hiếu Bình thì bị Vương Mãng cướp ngôi.

Vua Quang Vũ khởi lên diệt Vương Mãng lập nhà Đông Hán, truyền được bốn trăm năm cho tới vua Hiến là vua cuối cùng.

25 Xuân Thu - Chiến Quốc

đăng 20:52 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
周轍東,王綱墜;
逞干戈,尚游說。
始春秋,終戰國;
五霸強,七雄出。
Chu triệt đông, vương cương trụy;
Sính can qua, thượng du thuyết.
Thủy Xuân Thu, chung Chiến Quốc;
Ngũ Bá cường, Thất Hùng xuất.
  1. Nhà Chu chuyển qua Đông, kỹ cương nhà vua suy đỗ 
  2. Chiến tranh nổ ra, du thuyết được chuộng 
  3. Trước Xuân Thu, sau Chiến Quốc 
  4. Năm nước cường thịnh xưng bá, bảy nước hùng mạnh xuất hiện. 

Vết xe nhà Chu lần qua phía Đông bắt đầu thời Đông Chu, nghiệp vương trở nên bệ rạc. Giặc giả bắt đầy nổi dậy, thuật du thuyết được các vua chư hầu ưa chuộng. Bắt đầu là thời Xuân thu có năm nước cường thịnh gọi là Ngũ Bá, sau tới thời Chiến Quốc xuất hiện bảy nước hùng mạnh gọi là Thất Hùng.

24 Hạ Thương Chu

đăng 20:50 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
5
6
7
8
夏有禹,商有湯;
周文武,稱三王。
夏傳子,家天下;
四百載,遷夏社。
湯伐夏,國號商;
六百載,至紂亡。
周武王,始誅紂;
八百載,最長久。
Hạ Hữu Vũ, Thương hữu Thang,
Chu Văn Vũ, xưng tam vương.
Hạ truyền tử, gia thiên hạ;
Tứ bách tải, thiên hạ xã.
Thang phạt Hạ, quốc hiệu Thương;
Lục bách tái, chí Trụ vong.
Chu Vũ Vương, thủy tru Trụ;
Bát bách tái, tối trường cửu.
  1. Nhà Hạ có Vũ, nhà Thương có Thang 
  2. Văn – Vũ nhà Chu, xưng là tam vương. 
  3. Nhà Hạ truyền ngôi cho con, xem thiên hạ là nhà 
  4. Trải qua bốn trăm năm nắm thiên hạ và xã tắc. 
  5. Thang đánh dẹp Hạ mới đặt quốc hiệu là Thương 
  6. Trải qua sáu trăm năm, trới Trụ thì hết. 
  7. Chu Vũ Vương mới giết Trụ 
  8. Trải qua tám trăm năm là triều đại lâu dài nhất. 

Vua Vũ nhà Hạ, vua Thang nhà Thương, vua Văn và vua Võ nhà Chu, xưng là Tam Vương. Nhà Hạ truyền cho con, lấy thiên hạ làm nhà, sau bốn trăm năm, nền xã hội nhà Hạ mới dời đổi.

Vua Thang đánh dẹp nhà Hạ đặt hiệu nước là Thương, nhà Thương cai trị sáu trăm năm, đến vua Trụ thì dứt. Vua Võ Vương nhà Chu mới kể tội và giết vua Trụ, lập ra nhà Chu trị vì tám trăm năm là triều đại lâu dài nhất.
Phần E - Tích Trọng Ni

Đây là phần nêu lên các tấm gương học tập bắt đầu từ việc học của Trọng Ni (tức Khổng Tử) đến các quan tướng, thi nhân và thường dân; già trẻ nam nữ đều có. 
Mỗi nhân vật là một tấm gương sáng về sự vượt khó và lòng hiếu học, tiếng tăm của họ để lại muôn đời. Từ đó mà khuyên trẻ em hãy noi theo các tấm gương học tập sáng ngời này rồi sẽ gặt hái được thành tựu trong đời.

41 Đường Lưu Án

đăng 21:48 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 01:22 09-06-2013 ]
1
2
3
4
5
唐劉晏,方七歲;
舉神童,作正字。
彼雖幼,身己仕;
爾幼學,勉而致。
有為者,亦若是。
Đường Lưu Án, phương thất tuế,
Cử thần đồng, tác chính tự.
Bỉ tuy ấu, thân kỷ sĩ;
Nhĩ ấu học, miễn nhi trí; 
Hữu vi giả, diệc nhược thị.
  1. Lưu Án đời Đường đang lúc bảy tuổi 
  2. Thi đỗ được khen là thần đồng, làm chức chính tự. 
  3. Trò còn nhỏ đi học hãy gắng sức đến nơi 
  4. Ai có làm như cũng đều được như vậy. 

Lưu Án đời Đường, mới bảy tuổi thi đậu khoa Thần Đồng, làm chức Chánh tự, người ấy dẫu còn nhỏ mà đã làm quan. Vậy trò còn trẻ đi học, hãy gắng sức cho tới nơi. Người nào có làm, có học cũng được kết quả như vậy.

40 Thái Văn Cơ năng biện cầm

đăng 21:46 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
蔡文姬,能辨琴;
謝道韞,能詠吟。
彼女子,且聰敏;
爾男子,當自警。
Thái Văn Cơ, năng biện cầm;
Tạ Đạo Uẩn, năng vịnh ngâm.
Bỉ nữ tử, thả thông mẫn;
Nhĩ nam tử, đương tự cảnh.
  1. Thái Văn Cơ có thể hiểu được tiếng đàn 
  2. Tạo Đạo Uẩn có thể ngâm khúc 
  3. Hai người con gái ấy thật thông minh sáng suốt 
  4. Trò là con trai nên tự biết cảnh tỉnh bản thân mình. 

Nàng Văn Cơ họ Thái biện được tiếng đờn; Nàng Đạo Uẩn họ Tạ biết vịnh khúc ngâm. Hai người ấy là con gái mà còn sáng suốt thay! Vậy trò là con trai, hãy làm nên từ lúc trẻ.

39 Oánh bát tuế năng vịnh thi

đăng 21:43 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 21:44 08-06-2013 ]
1
2
3
4
瑩八歲,能詠詩;
泌七歲,能賦碁。
彼穎悟,人稱奇;
爾幼學,當效之。
Oánh bát tuế, năng vịnh thi;
Bí  thất tuế, năng phú kì.
Bỉ dĩnh ngộ, nhân xưng kì;
Nhĩ ấu học, đương hiệu chi.
  1. Oanh tám tuổi có thể ngâm vịnh bài thơ 
  2. Bí bảy tuổi có thể làm bài phú về cuộc cờ 
  3. Họ thông hiểu nên người đời gọi là kỳ 
  4. Người là học trò nhỏ nên bắc chước họ. 

Bé Oanh tám tuổi biết vịnh thơ, bé Bí bảy tuổi biết làm bài phú về cuộc cờ. Hai người ấy thông hiểu sớm, mọi người khen là thần kỳ. Trò nên bắt chước họ.

38 Lương Hạo bát thập nhị

đăng 21:41 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 01:18 09-06-2013 ]
1
2
3
4
若梁灝,八十二;
對大廷,魁多士。
彼既成,眾稱異;
爾小生,宜立志。
Nhược Lương Hạo, bát thập nhị,
Đối đại đình, khôi đa sĩ.
Bỉ ký thành, chúng xưng dị;
Nhĩ tiểu sinh, nghi lập chí.
  1. Còn như ông Lương Hạo tám mươi hai tuổi 
  2. Đối đáp chốn triều đình, đậu đầu trong đám học trò. 
  3. Người ấy thành tựu rồi, dân chúng khen là lạ. 
  4. Này trò nhỏ, nên lập chí. 

Như ông Lương Hạo tám mươi hai tuổi, thưa chốn đại đình, đậu đầu trong bọn học trò, người ấy làm nên muộn mọi người khen là lạ. Trò nên lập chí.

37 Tô Lão Tuyền nhị thập thất

đăng 21:39 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
蘇老泉,二十七;
始發憤,讀書籍。
彼既老,猶悔遲;
爾小生,宜早思。
Tô Lão Tuyền, nhị thập thất,
Thủy phát phẫn, độc thư tịch.
Bỉ ký lão, do hối trì;
Nhĩ tiểu sinh, nghi tảo tư.
  1. Tô Lão Tuyền hai mươi bảy tuổi 
  2. Mới nổi giận bèn đọc sách vở 
  3. Ông ấy già mà còn hối hận muộn 
  4. Này trò nhỏ, hãy sớm nghĩ suy. 

Ông Lão Tuyền họ Tô, hai mươi bảy tuổi mới nổi giận, bèn đọc sách vở. Người ấy đã già còn ăn năn chậm. Vậy ngươi là trò nhỏ phải nêm sớm nghĩ.

36 Nang huỳnh ánh tuyết

đăng 21:37 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn   [ đã cập nhật 01:11 09-06-2013 ]
1
2
3
4
如囊螢,如映雪;
家雖貧,學不綴。
如負薪,如掛角;
身雖勞,猶苦卓。
Như nang huỳnh, như ánh tuyết;
Gia tuy bần, học bất chuế.
Như phụ tân, như quải giác;
Thân tuy lao, do khổ trác.
  1. Như chuyện để đom đóm trong túi, dùng ánh sáng tuyết đọc sách 
  2. Nhà tuy nghèo mà học không ngừng nghỉ 
  3. Như kẻ gánh củi trên vai, như người treo sách bên sừng. 
  4. Thân tuy khổ nhọc mà còn chịu khó học. 

Như kẻ đựng đom đóm trong túi, như người hé sách theo ánh tuyết, nhà dẫu nghèo mà học chẳn nghỉ. Như kẻ gánh củi ở vai, như người treo sách bên sừng, mình dẫu nhọc, còn chịu khó học.

35 Phi bồ biên tước trúc giản

đăng 21:34 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
披蒲編,削竹簡;
彼無書,且知勉。
頭懸梁,錐刺股;
彼不教,自勤苦。
Phi bồ biên, tước trúc giản;
Bỉ vô thư, thả tri miễn.
Đầu huyền lương, trùy thích cổ;
Bỉ bất giáo, tự cần khổ.
  1. Bện lá bồ làm vở, chẻ thẻ tre làm sách 
  2. Họ không có sách mà còn biết gắng công. 
  3. Treo đầu lê xà nhà, đâm dùi vào vế 
  4. Họ không cóthầy người dạy mà siêng năng tự học. 

Kẻ thì mở lá bồ làm vở, người thì chẻ tre làm thẻ viết sách học, hai người ấy không có sách còn biết gắng công. Lại có kẻ thì treo đầu lên rường nhà, người thì đâm dùi vô vế, hai người ấy chẳng có thầy dạy, mà tự mình siêng năng chịu khó học.

34 Tích Trọng Ni sư Hạng Thác

đăng 21:32 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
昔仲尼,師項橐;
古聖賢,尚勤學。
趙中令,讀魯論;
彼既仕,學且勤。
Tích Trọng Ni, sư Hạng Thác;
Cổ thánh hiền, thượng cần học.
Triệu Trung Lệnh, độc Lỗ Luận;
Bỉ ký sĩ, học thả cần.
  1. Xưa Trong Ni, học thầy Hạng Thác 
  2. Thánh hiền ngày xưa còn chăm học. 
  3. Triệu Trung Lệnh đọc sách Lỗ Luận 
  4. Đã làm quan hãy còn năng học. 

Thuở xưa, đức Trọng Ni theo học thầy Hạng Thác, ngài là đấng thánh hiền đời xưa mà còn siêng học. Quan Trung Lịnh họ Triệu đọc sách Lỗ Luận, ông ấy đã làm quan mà còn siêng học.
Phần F - Khuyển Thủ Dạ

     Ở phần cuối này của sách Tam Tư Kinh ông Vương Ứng Lân nêu rõ quan điểm của mình rằng khi ta khuất bóng rồi thì việc để lại cho con vàng rồng bạc lượng cũng không quí giá bằng việc đã truyền dạy cho con những kiến thức từ các sách quý, thánh kinh. Để lại vàng bạc mà con cái không biết gìn giữ thì cũng chẳng còn, mà nhiều khi còn làm hại thân chúng nữa, bởi vì sự ỷ lại và phung phí. Còn nếu như truyền lại cho con tri thức để hiểu biết lẽ đời thì tự thân con cái cũng từ đó mà phát huy. Đây cũng là quan điểm phổ biến của các Nho gia. Các cụ cho rằng việc làm giàu vật chất không quan trọng bằng việc làm giàu giá trị bản thân con người, tức làm giàu tri thức và phẩm hạnh. Nói theo văn từ ngày nay thì việc kiếm tiền không quan trong bằng việc dạy con. 

    Sau khi nói về lợi ích của các con vật quanh ta, cuối sách Vương tiên sinh nhắn nhủ: hãy cần cù, siêng năng và gắng sức học tập để trở thành người có ích cho đời.

44 Nhân di tử kim mãn doanh

đăng 21:54 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
人遺子,金滿籯;
我教子,惟一經。
勤有功,戲無益;
戒之哉,宜勉力。
Nhân di tử, kim mãn doanh;
Ngã giáo tử, duy nhất kinh.
Cần hữu công, hí vô ích;
Giới chi tai, nghi miễn lực.
  1. Người ta để lại cho con đầy rương vàng 
  2. Ta dạy con chỉ có một bộ sách. 
  3. Siêng thì có công, ham chơi thì vô ích 
  4. Khuyên răn trò gắng sức học. 

Người ta để lại cho con vàng rồng đầy rương; ta dạy cho con chỉ một bộ sách. Siêng thì có công, ham chơi thì không có ích. Khuyên răn trò gắng sức học.

43 Ấu nhi học tráng nhi hành

đăng 21:52 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
幼而學,壯而行;
上致君,下澤民。
揚名聲,顯父母;
光于前,裕于后。
Ấu nhi học, tráng nhi hành;
Thượng trí quân, hạ trạch dân.
Dương danh thanh, hiển phụ mẫu;
Quang ư tiền, dụ ư hậu.
  1. Nhỏ thì học, lớn lên thì làm 
  2. Trên giúp vua, dưới làm ích cho dân 
  3. Tiếng tăm vang dội, cha mẹ vẻ vang 
  4. Rạng ngời về đời trước, truyền lại tới đời sau. 

Lúc trẻ thì học, lúc lớn thì hành; trên giúp nên cho vua, dưới ra ơn cho dân, tiếng tăm vang vội, làm vẻ vang cha mẹ. Rạng ngời về đời trước, truyền lại tới đời sau.

42 Khuyển thủ dạ kê ti thần

đăng 21:50 08-06-2013 bởi Lỗ Bình Sơn
1
2
3
4
犬守夜,雞司晨;
苟不學,曷為人?
蠶吐絲,蜂釀蜜;
人不學,不如物。
Khuyển thủ dạ, kê ti thần;
Cẩu bất học, hạt vi nhân?
Tàm thổ ti, phong nhưỡng mật;
Nhân bất học, bất như vật.
  1. Chó giữa nhà ban đêm, gà coi gáy buổi sáng. 
  2. Nếu không học sao đáng làm người? 
  3. Con tằm nhả tơ, con ông làm mật 
  4. Người mà không học chẳng bằng con vật. 

Con chó giữ nhà ban đêm, con gà coi gáy buổi sáng, nếu trò chẳng học sao đáng làm người? Con tằm nhả tơ, con ông gây mật, người ta mà chẳng học chẳng bằng giống vật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét